(Tổ Quốc) - Dù bạn là ai, hoàn cảnh thế nào, giới tính là gì... chỉ cần thật sự cố gắng nỗ lực bằng sự tự tin, quyết tâm, bền bỉ, thể thao sẽ giúp bạn cởi bỏ những rào cản, vượt lên trên những giới hạn của chính mình.
"Cánh én nhỏ" bền bỉ Phạm Hải Yến
Hẳn những ai yêu mến các cô gái vàng của đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam sẽ còn nhớ khoảnh khắc bùng nổ khi Phạm Hải Yến có pha đánh đầu dũng mãnh, ghi bàn ở ngay phút đầu tiên của hiệp phụ thứ nhất trong trận chung kết SEA Games 30 với tuyển nữ Thái Lan, làm nên chiến thắng vang dội cho đội tuyển Việt Nam, góp phần làm nên một mùa SEA Games thành công của nước nhà tại Philippines.
"Mình tin rằng không có giới hạn về giới tính trong thể thao. Chỉ cần đam mê, bền bỉ và nỗ lực hết mình, phụ nữ vẫn có thể giành được thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi." – Yến chia sẻ
Hải Yến được ví như "cánh én nhỏ" của đội tuyển Việt Nam bởi dù vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng cô gái này lại mang trong mình một ý chí chiến đấu bền bỉ và sự đam mê mạnh mẽ với quả bóng tròn. Hành trình theo đuổi bộ môn thể thao vốn được mặc định "không-dành-cho-con-gái" của cô bé khi sinh ra chỉ nặng 2,8kg, lại hay đau ốm là một quá trình nỗ lực bền bỉ của ý chí.
Yến kể: "Ngày nhỏ, mình thích đá bóng lắm nhưng người lớn đều cho rằng môn này chỉ hợp với con trai. Dù ở quê mình đã có đội bóng đá nữ nhưng phần lớn phụ huynh vẫn không thích con gái mặc quần đùi áo cộc chạy phơi nắng ngoài sân bãi. May mắn thay, mình luôn được sự ủng hộ của bố mẹ. Càng lớn, khi được tiếp xúc với các nữ vận động viên tại các giải đấu quốc tế, mình càng tin rằng không có giới hạn về giới tính trong thể thao. Chỉ cần đam mê, bền bỉ và nỗ lực hết mình, phụ nữ vẫn có thể giành được thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi."
Quyết tâm phi thường của "cô bé hạt tiêu" Nguyễn Thị Oanh
Khi bắt đầu sự nghiệp của một vận động viên chuyên nghiệp, Nguyễn Thị Oanh đã phải rất quyết tâm, nỗ lực tập luyện nghiêm túc gấp đôi, gấp ba người khác, cô mới có được một vị trí ở đội tuyển điền kinh Bắc Giang vì thân hình nhỏ bé cao chưa đến 1m50 của mình. Số phận lại tiếp tục thử thách Oanh khi cô bỏ lỡ mất kỳ SEA Games 2015, thậm chí suýt giã từ sự nghiệp vì teo cơ do bệnh viêm cầu thận. Thế nhưng với quyết tâm phi thường, cô gái sinh năm 1995 đã tỏa sáng theo cách riêng của mình.
Với thân hình bé nhỏ cao chưa đến 1m50, Nguyễn Thị Oanh đã phải quyết tâm, nỗ lực rất nhiều để có được một vị trí ở đội tuyển điền kinh Bắc Giang.
Kỳ tích lập "Hat-trick" vàng tại SEA Games 30, giúp đội tuyển điền kinh Việt Nam giành 16 HCV, tiếp tục vượt qua Thái Lan để đứng đầu Đông Nam Á tại 2 kỳ SEA Games là những khoảnh khắc để đời trong sự nghiệp của Oanh. Cô đã chứng minh chỉ có sự bền bỉ, quyết tâm không ngừng, con người có thể vượt qua những giới hạn không tưởng khi dành luôn 2 huy chương vàng ở đường chạy 5.000m và nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật trong cùng 1 ngày, phá luôn kỷ lục của đại hội.
"Cô bé hạt tiêu" không ngần ngại chia sẻ: "Tôi từng tự ti vì hình thể bé tẹo nhưng thể thao giúp tôi nhận ra rằng, chỉ cần có sự quyết tâm, bền bỉ không ngừng, thể hình nhỏ bé không thể cản bạn đạt giấc mơ và vươn tới đỉnh cao. Có những điều dường như không tưởng nhưng mình vẫn có thể làm được. Chính vì vậy, mình luôn khát khao sẽ chinh phục những cột mốc cao hơn, phá vỡ giới hạn của bản thân."
"Kình ngư không chân" Nguyễn Hồng Lợi tự tin phá bỏ giới hạn của chính mình
Trước khi nhận ra bơi lội là đam mê của đời mình, Lợi đã từng rụt rè khi sợ rằng với hình thể khác biệt, mình không thể bơi. Vì vậy, mãi đến năm 18 tuổi, sau bao đắn đo, Lợi mới đánh liều xin được học bơi. Và như có tố chất bẩm sinh, chỉ sau 5 ngày, Lợi đã có thể bơi được những động tác cơ bản.
Anh chia sẻ: "Tôi sinh ra đã khác biệt với mọi người nên tự nhủ với bản thân phải cố gắng nhiều hơn nữa. Thể thao giúp tôi nâng cao sức khoẻ, tự tin hơn trong cuộc sống, kết nối tôi với nhiều người hơn. Với tôi thể thao là cuộc sống, thể thao là đam mê, thể thao không của riêng ai, tất cả mọi người ai cũng có thể đến với thể thao để nâng cao sức khỏe và sự tự tin."
Với "kình ngư không chân" Nguyễn Hồng Lợi, thể thao là cuộc sống, thể thao là đam mê, thể thao không của riêng ai, tất cả mọi người ai cũng có thể đến với thể thao để nâng cao sức khỏe và sự tự tin.
Năm 2009, Lợi bắt đầu tham gia thi đấu giải thể thao toàn quốc dành cho người khuyết tật và đạt được ngay 2 huy chương bạc. Đam mê dẫn dắt thành công, nhờ những nỗ lực phi thường, Lợi đã có trong tay hơn 30 huy chương các loại tại các giải đấu chuyên nghiệp, đỉnh cao nhất là huy chương đồng tại Asian Para Games 26 tổ chức tại Myanmar.
Khác với cậu bé Lợi rụt rè ngày nào, Nguyễn Hồng Lợi của bây giờ tự tin, trưởng thành. Không chỉ chinh phục thành công "đường đua xanh", anh còn là học trò của nhà thiết kế áo dài nổi tiếng Sỹ Hoàng, có một gia đình hạnh phúc với tình yêu của đời mình. Hiện anh và vợ đang làm chủ kiêm thiết kế của tiệm áo dài Tường Nghĩa.
Nguyễn Hồng Lợi của hôm nay đã trở thành niềm cảm hứng cho nhiều người bởi chính nghị lực phi thường, dám theo đuổi những gì bản thân đã từng cho là không thể.
Rõ ràng, trước khi trở thành những "nhà vô địch", họ đều có xuất phát điểm là những cậu bé, cô bé có những giới hạn của riêng mình, thế nhưng, hành trình cùng thể thao đã làm nên điều kỳ diệu khi sự tự tin, quyết tâm, bền bỉ đã giúp họ cởi bỏ những rào cản, vượt lên trên những giới hạn để trở thành một phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình.
Với niềm tin "Thể thao luôn tìm thấy nhà vô địch trong con", Nestlé MILO mong muốn truyền cảm hứng tập luyện thể thao đến tất cả mọi người. Thể thao không quan trọng bạn là ai hay bạn đến từ đâu, vóc dáng của bạn thế nào, xuất phát điểm của bạn ra sao, thể thao chỉ cần biết bạn học được những gì – đó là những giá trị đáng quý từ thể thao như tự tin - quyết tâm - bền bỉ. Và với thể thao, ai cũng là nhà vô địch!
Tham gia ngay cuộc thi "Thể thao tìm thấy gì trong con?" trên website MILO để có cơ hội nhận ngay bộ quà năng động từ MILO tại: https://www.nestlemilo.com.vn/the-thao-luon-tim-thay-nha-vo-dich-trong-con
thinga