(Tổ Quốc) - Trong giới Liên Minh Huyền Thoại, câu chuyện về Faker chính là không có hồi kết.
Nhắc đến LMHT, không hẹn mà gặp, tất cả đều nghĩ ngay đến Faker. Từ thời điểm ra mắt cho đến hiện tại, anh vẫn được xem như quốc bảo có một không hai. Những đóng góp, thành tích từ ngôi sao 25 tuổi sớm lưu danh sử sách. Đồng thời, đây trở thành hình mẫu để mọi game thủ noi theo.
Gần đây, Faker tiếp tục gây sốt giới LMHT. Cụ thể, CEO T1 tiết lộ về sự giàu có của "Quỷ vương". Theo đó, ngôi sao người Hàn Quốc từ chối mức lương 20 triệu USD ở LPL để gắn bó với T1. Bởi lẽ, Faker sở hữu tài sản kết xù và không cần số tiền như vậy.
Ngay lập tức, điều này tạo nên làn sóng tranh luận trong cộng đồng LMHT. Hiển nhiên, đa phần đều trầm trồ trước khả năng kiếm tiền của Faker. Song, bên cạnh đó, nhiều ý kiến thắc mắc cuối cùng "Quỷ vương" có xứng đáng với giá trị 20 triệu USD.
Con số này tương đương với thu nhập của một siêu sao hàng đầu của giới thể thao truyền thống. Sau tất cả, một ngôi sao LMHT có thể đứng chung hàng ngũ với cầu thủ hay vận động viên bóng rổ?
Theo Sohu, con số 20 triệu USD của Faker là quá phóng đại. Ở đây, trang tin Trung Quốc không hạ thấp giá trị của tuyển thủ xứ kim chi. Bởi lẽ, ngoài sự xuất sắc tuyệt đối trên sàn đấu, "Quỷ vương" còn đem về nguồn lợi không lồ về mặt thương mại.
Trước đó, báo chí nhắc rất nhiều về giá trị thương hiệu nhà vua CKTG 2016. Naver từng khẳng định có Faker, T1 không sợ thua lỗ nếu tăng quỹ lương. Và chính Sohu cũng khẳng định 20 triệu USD đội LPL đề nghị Faker mang rất nhiều tính thương mại.
Thế nhưng, vấn đề liệu "Quỷ vương" kiếm được con số bao nhiêu từ livestream, vô địch, thậm chí quảng cáo? Đừng quên rằng Esports vẫn là ngành công nghiệp non trẻ, khó thu hút đầu tư.
Theo đó, Faker dù được xem như thiên tài duy nhất của LMHT, vẫn không thể so với siêu sao bóng rổ hay bóng đá. Ở đó, họ là người quen với nhưng nhãn hàng nổi tiếng. Các cầu thủ, vận động viên bóng rổ chỉ cần bán áo đấu cũng tạo nên sự khác biệt. Trong khi, trang phục từ Faker hay đội chủ quản được bao nhiêu cổ động viên chú ý.
Tiếp đến, ảnh hưởng của Thể thao điện tử và Thể thao truyền thống không cùng đẳng cấp. Chẳng hạn LPL sẽ chỉ bán bản quyền 300 triệu NDT vào năm 2022. Trong khi, TX chi 300 triệu USD để mua bản quyền NBA vào năm 2019. Đây trở thành câu chuyện của LPL và các câu lạc bộ NBA.
Tóm lại, vấn đề không phải Faker xứng hay không xứng với mức lương 20 triệu USD. Mà ở đây, trên lý thuyết, bản hợp đồng này quá nhập nhằng. Thương vụ bom tấn được kích nổ cuối cùng vẫn trên tinh thần mang lại lợi ích cho đôi bên.
Nếu một bên thua lỗ, một bên không không đem về nguồn thu tương xứng thì ảnh hưởng rất nhiều lên danh tiếng cả hai. Suy cho cùng, Faker chỉ là một câu chuyện nhỏ để hình dung toàn cảnh giới Esports. Thể thao điện tử vẫn cần thêm thời gian để phát triển vững mạnh. Và cũng cần hơn một "Quỷ vương" mang đến thêm nhiều giá trị cho ngành công nghiệp mới này.
HUYỀN TRÂN