(Tổ Quốc) - COVID-19 vẫn đang hoành hành, nhưng dường như mọi giải võ thuật lớn trên thế giới đều đã lấy lại được thế cân bằng và doanh thu qua phát sóng. Tuy nhiên, liệu điều này có đảm bảo ổn định?
Đại dịch COVID-19 đã tàn phá các khu vực và địa phương trong các môn thể thao đối kháng, gây thiệt hại không thể lường trước cho tương lai lâu dài của MMA, Quyền anh và đấu vật chuyên nghiệp.
Nhiều vận động viên thậm chí không thể tập luyện ổn định do phòng tập đóng cửa. Chuỗi hệ thống thể thao đối kháng từ nghiệp dư đến các giải triển vọng – đang dần bị "rạn nứt" và các bên liên quan không chắc chắn bằng cách nào hoặc khi nào nó sẽ được sửa chữa hoàn toàn.
"Điều đó làm phiền tôi", chủ tịch UFC Dana White bày tỏ: "Vấn đề đó thật sự rắc rối... Nó có thể không ảnh hưởng đến tôi trong năm nay hoặc năm sau, nhưng chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đến tôi ngày nào đó. Nó sẽ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của tôi và đó không phải là điều tốt khi giờ đây nó đang diễn ra. Có thể nói đó là nỗi bận tâm lớn nhất đối với tôi ngay lúc này".
Trong khi các công ty lớn như UFC, Bellator, Top Rank, PBC, WWE, AEW, Golden Boy vẫn diễn ra các trận đấu và được phát sóng dù không khán giả thì những võ đài ít tiếng tăm và phải phụ thuộc vào doanh thu bán vé đã không thể hoạt động.
Điều này khiến hàng nghìn các võ sĩ "mất việc" và các doanh nghiệp nhỏ có khả năng bị phá sản. Kết hợp việc mất doanh thu trực tiếp, đồng thời chi phí y tế tăng thêm của việc xét nghiệm COVID-19, dường như người hâm mộ khó có thể được xem các cuộc đối đầu nảy lửa như thuở nào.
Roy Englebrecht - chủ sở hữu của Fight Club OC – nhà quảng bá của cả hai môn thể thao này cho biết: "Cả quyền anh và boxing đều là mạch máu, là những điều thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp của chúng tôi. Những giải đấu nhỏ là nơi dành cho các võ sĩ không đủ 18 tuổi và chỉ ký hợp đồng với Golden Boy hoặc Top Rank"
"COVID-19 đã khiến rất nhiều công ty nhỏ có thể ngừng hoạt động vĩnh viễn. Với khả năng chúng tôi hiện có, không có nguồn thu từ truyền hình hay tiền phát trực tiếp mà chỉ có thể kiếm tiền từ việc bán vé và từ nhà tài trợ ... thì sẽ rất khó để trang trải toàn bộ chi phí cho trận đấu".
Những con số biết nói
Từ ngày 1/3/2019 đến ngày 1/9/2019, có 19.371 trận đấu võ tổng hợp trên thế giới theo thống kê của Tapology. Tuy nhiên, từ ngày 1/3/2020 đến ngày 1/9/2020, chỉ có 3.764, giảm 80,6% tại Hoa Kỳ.
Theo Tapology, từ ngày 1/3/2019 đến ngày 1/9/2019, công ty mẹ của UFC là Zuffa chiếm 4,4% các trận đấu MMA tại Hoa Kỳ. Năm nay, trong cùng khoảng thời gian đó, con số đó đã tăng lên 21,3%. Điều đó đã gây sửng sốt với nhiều người bởi trên thực tế Zuffa chỉ tổ chức một sự kiện là UFC 248 tại Hoa Kỳ vào tháng 3, tháng 4 hoặc tháng 7 năm ngoái. Từ ngày 1/3 đến ngày 1/9 năm 2020, cứ 5 trận đấu thì sẽ có hơn 1 trận MMA tại Hoa Kỳ là của UFC hoặc Dana White's Contender Series.
Trong Boxing, những con số cũng đáng kinh ngạc. Theo BoxRec, năm ngoái có 15.856 trận đấu quyền anh trên toàn thế giới từ ngày 1/3 đến ngày 1/9/2019. Tuy nhiên năm 2020 chỉ có 5.150 trận, giảm đến 67,5% tại Hoa Kỳ.
"Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có thời điểm như thế này. Ngay cả trong thế chiến thứ II vào ngày đổ bộ Normandy năm 1944 cũng vẫn diễn ra 3 sự kiện Boxing tại California".
Mặc dù UFC có một nguồn lợi chắc chắn từ series Dana White's Contender - nơi đã có kỷ lục được 26 võ sĩ ký hợp đồng trong mùa giải 2020 - nhưng không nhiều doanh nghiệp khác có được sự "ưu ái" đó. Scott Coker - chủ tịch Bellator nói rằng mọi thứ đã trở nên khó khăn khi giúp đỡ các võ sĩ triển vọng và Bellator đang xem xét hỗ trợ tài chính cho một công ty MMA nhỏ hơn để đưa các võ sĩ vào các sự kiện.
"Bạn định tìm những ngôi sao MMA lớn tiếp theo của mình ở đâu?" Coker nói. "Bạn tìm đến các chương trình nhỏ hơn. Và đó không chỉ là các chương trình nhỏ hơn. Bạn thậm chí không thể tham gia cộng đồng đấu vật [nghiệp dư] bây giờ hoặc các cộng đồng thể thao chiến đấu khác bởi vì mọi thứ đã ngừng hoạt động. Và tôi không có ý chỉ nói trong nước. Tôi đang nói trên toàn thế giới rằng đó là một vấn đề lớn. "
Phúc Cơ