(Tổ Quốc) - Công an đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc trong đường dây sản xuất ma tuý "khủng" ở tỉnh Kom Tum và Bình Định.
Chiều 14/9, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (C04), Bộ công An đã khởi tố vụ án, khửoi tố bị can bắt tạm giam với nhóm đối tượng người Trung Quốc nằm trong đường dây sản xuất ma tuý tuý "khủng" ở tỉnh Kom Tum và Bình Định bị triệt phá trước đó.
Nhóm đối tượng gồm: Cai Zi Li (tên gọi khác là Thái Tự Lực, SN 1963, là đối tượng cầm đầu đường dây sản xuất ma tuý), Song Jian Huang (tên gọi khác là Tống Kiến Hoàng, SN 1963), Lyu Yu Zhong (tên gọi khác là Lữ Dư Trọng), Yang Yuan De (tên gọi khác là Dương Viễn Đức, SN 1964), Huang Shan Yuang (tên gọi khác là Hoàng Sơn Nguyên, SN 1990), Zhang Qin Shu (SN 1961), Cai Si Yuan (tên gọi khác là Thái Tư Viện, SN 1946, cùng trú Trung Quốc) và Sàn Khuấn Sáng (tên gọi khác là Tức Trần, SN 1976, trú quận Bình Tân, TPHCM).
Bên cạnh đó, Công an Trung Quốc cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 18 đối tượng người Trung Quốc vì liên quan tới đường dây mà Cai Zi Li cầm đầu.
Trước đó, khoảng tháng 11/2018, qua nắm địa bàn, trinh sát phát hiện một nhóm đối tượng Trung Quốc có biểu hiện nghi vấn sản xuất ma tuý trái phép ở TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nên đeo bám. Qua xác minh, công an xác định 1 nhóm đối tượng Trung Quốc thuê 1 kho xưởng của 1 công ty để khai thác, chế biến đá xây dựng.
Đến tháng 5/2019, nhóm người Trung Quốc sợ bị lộ nên đã di chuyển toàn bộ máy móc, thiết bị từ tỉnh Bình Định về thuê kho ở quận Bình Tân, TPHCM để cất giấu. Sau đó, nhóm đối tượng Trung Quốc cũng về nước.
Khu nhà xưởng của Công ty Xuất Nhập khẩu Đồng An Viên, ở tổ dân số 3B, Khu làng nghề, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
Tháng 7/2019, nhóm này quay trở lại Việt Nam rồi tiếp tục đi kiếm kho hàng ở nhiều tỉnh thành như: TPHCM, Bình Dương, Tây Ninh, Ninh Thuận, Khánh Hòa và Gia Lai... để thuê. Sau đó, nhóm quyết định chọn thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum để làm địa điểm sản xuất ma tuý.
Ngày 18/7, nhóm chuyển các thiết bị, máy móc từ TPHCM về tỉnh Kon Tum để vận hành sản xuất ma tuý.
Sáng 6/8, hàng trăm trinh sát thuộc nhiều đơn vị công an đã tiến hành ập vào khu nhà xưởng của Công ty Xuất Nhập khẩu Đồng An Viên, ở tổ dân số 3B, Khu làng nghề, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Thời điểm này, bên trong có 4 đối tượng đang ngủ và 3 đối tượng (đều là người Trung Quốc) đang vận hành sản xuất ma tuý đá.
Công an phong toả hiện trường.
Công an khống chế nhóm đối tượng cùng tang vật. Công an thu giữ khoảng 150 lít dung dịch (dạng sệt màu đen). Qua giám định số dung dịch này có chứa ma túy đá Methamphetamine; 13 tấn hóa chất, tiền chất các loại được đựng trong nhiều thùng phi, can nhựa, số chậu… và khoảng 20 tấn thiết bị,máy móc, phục vụ sản xuất trái phép chất ma túy.
Cùng thời điểm, công an ập vào kiểm tra khám xét 2 kho hàng ở TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại đây, công an thu giữ gần 200 thùng phuy chứa hoá chất, 400 bao hoá chất cùng nhiều tang vật có liên quan để sản xuất ma tuý.
Công an bắt nhiều người mang quốc tịch Trung Quốc cùng khoảng 30 tấn ma tuý.
Tổng tang vật thu giữ trong 3 kho hàng khoảng 30 tấn tiền chất, hoá chất dùng để phục vụ cho sản xuất ma tuý, hàng trăm lít dung dịch ma tuý tổng hợp cùng nhiều máy móc, dụng cụ dùng để sản xuất ma tuý. Công an đã bắt giữ hàng chục đối tượng mang quốc tịch Trung Quốc ở 3 kho hàng.
Liên quan vụ việc, phía Công an Trung Quốc cũng bắt giữ thêm 22 đối tượng có liên quan đến đường dây sản xuất ma tuý ở Việt Nam.
Công an khám nghiệm hiện trường.
Tại cơ quan công an, nhóm khai đường dây này do Cai Zi Li cầm đầu. Theo đó, nhóm nhận nhập cảnh vào Việt Nam thuê xưởng của một số công ty ở nhiều tỉnh thành để sản xuất ma tuý. Tuy nhiên, khi xưởng chế biến hoạt động gần 1 tháng thì bị công an phát hiện bắt giữ.
Theo điều tra, đối tượng Cai Zi li cầm đầu đường dây sản xuất ma tuý bị triệt phá có nhiều tiền án về ma tuý ở Trung Quốc. Trong đó, Cai Zi Li có 1 án chung thân, mới được đặc xá tha tù thì sang Việt Nam phạm tội. Hiện công an 2 nước đang điều tra mở rộng.
Minh Toàn