1 ngôi trường đặc biệt ở Hà Đông: Học sinh được lựa chọn KHÔNG ngủ trưa để làm việc mình thích, hay nhất là môn học lạ này

(Tổ Quốc) - Là một trường học có số lớp học rất ít nhưng phía đại diện nhà trường cho biết: Trường nhỏ, quy mô ít học sinh là có lý do...

Trường Tiểu học Tân Thời Đại

Địa chỉ: Khu B, Khu đô thị Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội

Ngôi trường đạt các tiêu chuẩn trường học Phần Lan với những điểm độc đáo khiến cho bất kỳ học sinh nào khi tới đây cũng đều yêu thích và say mê học tập.

Trường học chỉ có 7 lớp ở Hà Đông, học sinh được lựa chọn không ngủ trưa để làm việc mình thích, một bộ môn lạ thu hút trẻ nhỏ - Ảnh 2.

Trường học chuẩn Phần Lan đầu tiên tại Hà Nội, giáo dục cá nhân hóa được đặt lên hàng đầu

Trường Tiểu học Tân Thời Đại (Hà Đông, Hà Nội) được cho là ngôi trường áp dụng phương pháp giáo dục Phần Lan đầu tiên ở Việt Nam, trường chú trọng phát triển theo phương pháp giáo dục cá nhân hóa.

Cô hiệu trưởng nhà trường là người có kinh nghiệm quản lý giáo dục hơn 10 năm cho biết, mặc dù đây không phải là trường học duy nhất nói đến giáo dục cá nhân hóa nhưng để thực hiện được nó đúng nghĩa thì trường mầm non và tiểu học Tân Thời Đại (Hà Đông) có cơ sở để thực thi hơn. Bởi ngay từ đầu, trường đã lựa chọn mô hình "Trường học như Lâu đài hạnh phúc" với quy mô nhỏ, chỉ 20-25 học sinh/lớp, tăng số lượng theo sự lớn lên của học sinh từ Lớp 1 tới Lớp 5.

Điều này cho phép cô hiệu trưởng có thể gặp gỡ tất cả các học sinh và phụ huynh ngay từ ngày nhập học, nắm chắc đặc điểm từng em và hiểu được tâm tư nguyện vọng của từng cha mẹ, gia đình. Trường cũng tổ chức nhiều tiết dạy 1-1 để hỗ trợ những học sinh có năng khiếu phát huy được sở trường và thế mạnh của mình.

Trường học chỉ có 7 lớp ở Hà Đông, học sinh được lựa chọn không ngủ trưa để làm việc mình thích, một bộ môn lạ thu hút trẻ nhỏ - Ảnh 4.

Những hoạt động tại trường Tân Thời Đại.

Với việc thấm nhuần phương pháp giáo dục của Phần Lan “mọi đứa trẻ đều khác biệt và tất cả đều có quyền học những điều chúng cần trong cuộc sống” nên không phải trẻ học giỏi tiếng Anh, Toán, Tiếng Việt mới là giỏi, những em học sinh giỏi năng khiếu như mỹ thuật, hát, khiêu vũ… đều được khích lệ và có lộ trình phát triển đúng hướng. 40 giải quốc tế đã có cũng là một con số chứng minh cho việc áp dụng giáo dục cá nhân hóa của trường thành công.

Học sinh có quyền không ngủ trưa để làm điều mình thích

Tại Tân Thời Đại học sinh có nhiều sự lựa chọn để dành thời gian nghỉ trưa để làm việc mình thích, nhưng không ảnh hưởng đến người khác. Chính vì vậy, có em quyền chọn ngủ trưa và cũng có quyền chọn không ngủ trưa để chơi cờ vua, đọc sách, làm đồ handmade…

Điều này xuất phát từ việc tôn trọng mọi sự khác biệt và trao cho trẻ quyền quyết định, quyền tự lựa chọn và hiểu về việc tự chịu trách nhiệm.

Dù theo suy nghĩ của nhiều người là các bậc cha mẹ sẽ muốn con mình được ngủ trưa hơn là thức buổi trưa vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng học tập buổi chiều, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Ngay từ khi gặp gỡ với cô hiệu trưởng, thăm quan cơ sở vật chất cha mẹ đã hiểu rõ con mình có quyền được không ngủ trưa nếu chúng không muốn. 

Kết quả rất đáng ngạc nhiên là khá nhiều em chọn việc không ngủ trưa để có thể chơi cờ vua, đan len hay đọc sách… mà cũng không ảnh hưởng gì đến chất lượng học tập cả. Trẻ sau khi hiểu rõ về việc tự quyết định, tự chịu trách nhiệm vào buổi tối đã biết đi ngủ sớm hơn để buổi trưa có thể làm những việc mình thích.

“Môn học lạ” kinh tế học gia đình

Dù có chương trình học tập linh hoạt với nhiều môn học thú vị như Move kid theo phương pháp Phần Lan để dạy trẻ về vận động an toàn, được học khiêu vũ, cờ vua, được học Toán kiểu Phần Lan bằng các game hứng thú… nhưng bộ môn được nhắc tới đặc biệt ở trường phải là: Kinh tế học gia đình.

Học sinh khối tiểu học sẽ được học về kỹ năng như: Học may, nấu ăn, làm mộc, làm vườn… Chính nhờ vậy mà những “chiếc khăn kỳ diệu” từ những đôi bàn tay nhỏ đã được ra đời. Đây không chỉ là sản phẩm liên môn của Toán học với sự đo đạc, tính toán và môn Kỹ thuật may vá, tính kinh tế khi tính toán số lượng, bán khăn… mà còn là dự án khơi dậy tình yêu thương, sự đoàn kết trong mỗi đứa trẻ bằng việc tạo được quỹ 120 triệu hỗ trợ cho các bạn nhỏ ở Quảng Bình.

Với việc làm vườn, các bạn nhỏ không chỉ biết về các loại rau, cách trồng cây, hiểu về sự phát triển của cây trồng mà còn biết tính toán thu hoạch rau, bán rau, đầu tư tiền mua hạt giống, cây giống…

Những sản phẩm từ môn kinh tế học gia đình do chính học sinh làm ra, khi được bán cho bố mẹ ông bà cũng giúp cho các em có quỹ để tính toán mua móc, mua len để đan khăn tặng cho trẻ ở Hòa Bình.

Tổng tể, Kinh tế học gia đình cũng là một bộ môn nằm trong phương pháp giáo dục kiểu Phần Lan mà nhà trường theo đuổi và áp dụng để giúp trẻ không chỉ phát triển các kỹ năng và kiến thức gắn liền với đời sống thực tế, mà còn giúp học sinh có những tư duy về kinh tế gia đình theo đúng độ tuổi các em có thể cảm nhận được.

Cha mẹ được trải nghiệm một ngày của con để hiểu con mình

Một hoạt động thường niên mà trường Tân Thời Đại duy trì chính là tổ chức "ngày cha mẹ học tập". Đó là ngày mà cha mẹ sẽ có nguyên 1 ngày trải nghiệm y như những gì con đã làm hàng ngày khi tới trường, từ việc dậy đúng giờ, đi xe bus, khởi động buổi sáng, chào cờ, học tập, ăn trưa, học khiêu vũ, học Toán, làm văn, học hát…

Đây không chỉ là hoạt động khiến cha mẹ hiểu trường, hiểu con, mà còn là hoạt động giúp cha mẹ hào hứng với phương pháp giúp con học tập trong hạnh phúc. Nhiều cha mẹ cho biết sau buổi trải nghiệm này họ đã hiểu hơn về cách nuôi dưỡng trẻ hạnh phúc nhà nhà trường đang hướng tới. 

Đặc biệt hơn, sau buổi trải nghiệm này những cuộc nói chuyện giữa cha mẹ và con cái dường như dễ hiểu hơn khi con kể chuyện ở trường, ở lớp. Nhiều cha mẹ khi học khiêu vũ cổ điển luống cuống đã biết “phục” con mình, những đứa trẻ tự tin nhảy điệu Cha cha cha chuẩn nhịp, khéo léo.

Hoạt động dạy trẻ khiêu vũ cũng là một trong những hoạt động trường hướng tới giúp học sinh của mình trở thành công dân toàn cầu tự tin và năng động.

Theo số liệu của nhà trường công bố khi khảo sát về chỉ số hài lòng của cha mẹ và học sinh, chính nhà trường cũng ngạc nhiên vì 100% học sinh thích thú khi đến trường, chỉ số "cha mẹ yêu trường" đạt con số 94%.

ĐX

Tin mới