Vào quán gọi 4 món ăn, bé gái cứu mình thoát khỏi kẻ bắt cóc, ai nấy đều trầm trồ: IQ vô cực

(Tổ Quốc) - Nhờ ứng xử nhanh trí, cô bé đã đối phó được thủ đoạn của bọn buôn người.

Nạn bắt cóc trẻ con lâu nay luôn khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Vì thế ai cũng cố gắng dạy con cách bảo vệ bản thân khi không có người lớn đi kèm hoặc không may bị lạc. Một cô bé ở Trung Quốc đã biết cách tự cứu mình khỏi bọn buôn người chỉ bằng cách phát tín hiệu cầu cứu thông qua cách gọi món ăn, nhờ vậy thoát hiểm trong gang tấc.

Hai

Ông chủ quán đã để ý đến hành vi kỳ lạ của cô bé.

Theo đó, một người đàn ông trông lấm lem bước vào quán ăn nhỏ cùng một cô bé. Vừa ngồi xuống bàn, người đàn ông liền gọi chủ quán mang thực đơn ra, sau đó đưa cho cô bé gọi món.

Có một điểm đặc biệt khiến ông chủ quán chú ý đó là cô bé không hề cười, thậm chí còn tỏ ra rụt rè, lâu lâu lại lấm lét liếc nhìn ông như có điều gì muốn nói. Lúc đó, ông chủ cũng không nghĩ nhiều, chỉ đoán hai cha con họ chắc có điều gì khó nói. Cô bé nhìn vào thực đơn 1 lúc thì dùng bút gạch dưới chân một chữ trong mỗi món ăn sau: chân gà kho, hẹ xào tôm, canh trứng cà tím, nước ép hoa quả. 

Hai

Tên buôn người đã bị bắt ngay trong lúc đang ăn, còn cô bé được giải cứu.

Nhận lại thực đơn, chủ quán rất tò mò không biết cô bé có ý gì mà lại gạch chân một từ trong mỗi món mình chọn. Sau đó, ông thử ghép 4 chữ ấy lại với nhau thì hiện ra chữ "trảo, nhân, phiên, trấp" có cách đọc na ná với từ "có đối tượng bắt cóc", "buôn người". Ông chủ quán hiểu ra thông điệp của bé gái và lập tức gọi cho cảnh sát. Tên buôn người đã bị bắt ngay trong lúc đang ăn, còn cô bé được giải cứu.

Sau khi câu chuyện này được chia sẻ, ai cũng công nhận rằng cô bé này thật sự quá thông minh và may mắn khi gặp được ông chủ quán tinh ý. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào bị bắt cóc cũng nhanh trí và gặp may như thế. 

Dạy cho con những kỹ năng tự bảo vệ mình 

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) khuyên bạn nên dạy con bạn những mẹo sau để giúp ngăn chặn bắt cóc, bao gồm cách hướng dẫn con nhận thức về môi trường xung quanh, cách xác định mối đe dọa và cách phản ứng. Khi trẻ lên 3 tuổi, chúng có thể bắt đầu hiểu một số khái niệm cơ bản này.

1. Tránh xa người lạ. Giải thích cho trẻ ai được xem là người lạ. Lưu ý rằng ngay cả người có khuôn mặt quen thuộc cũng là người lạ nếu con không biết rõ về người đó.

2. Tránh xa bất kỳ ai đang theo dõi con khi đi bộ hoặc cả trên xe. Đừng đến gần họ hoặc trả lời bất kỳ câu hỏi nào họ hỏi con. Dạy con an toàn quan trọng hơn lịch sự.

3. Chạy và la hét nếu ai đó cố ép con đi đâu đó với họ hoặc cố đẩy con vào ô tô.

4. Ghi nhớ một mã bí mật. Nói với con bạn không được đi với bất kỳ ai trong bất kỳ trường hợp nào trừ khi người đó cũng biết mã này.

Vào quán gọi 4 món ăn, bé gái cứu mình thoát khỏi kẻ bắt cóc, ai nấy đều trầm trồ: IQ vô cực - Ảnh 3.

5. Người lớn không nên nhờ trẻ em giúp đỡ. Ví dụ, một đứa trẻ không nên tin tưởng những người lớn hỏi trẻ em chỉ đường hoặc giúp tìm một chú chó con hay mèo con. Một đứa trẻ được tiếp cận theo cách này nên nói với người đó: "Hãy đợi ở đây và cháu sẽ nhờ bố mẹ giúp cô/chú", sau đó tìm bố mẹ ngay lập tức.

6. Yêu cầu giúp đỡ khi bị lạc. Nếu con bị lạc ở nơi công cộng, hãy ngay lập tức nhờ người đang làm việc ở đó giúp đỡ. Hãy dặn con tìm đến những người có mặc đồng phục, đeo bảng tên (bạn nên chỉ cho bé thấy để dễ nhớ) đó là những người làm việc tại công viên hay cửa hàng…

7. Luôn luôn xin phép trước khi đi bất cứ đâu với bất kỳ ai. Hỏi cha mẹ hoặc người lớn phụ trách trước khi rời sân hoặc khu vui chơi, hoặc trước khi đi vào nhà của ai đó. Không chấp nhận bất kỳ lời đề nghị ngoài kế hoạch nào từ một người đã biết hoặc chưa biết.

8. Luôn nói với cha mẹ rằng con sẽ đi đâu, con sẽ đến đó bằng cách nào, ai sẽ đi cùng con và khi nào con sẽ quay lại. Có nhà theo thời gian đã thỏa thuận, nếu không thì tìm cách liên hệ trực tiếp với nhà.

Nếu con bị thất lạc hoặc mất tích, việc cung cấp thông tin nhanh chóng cho cơ quan chức năng sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian quý báu trong việc tìm kiếm đứa trẻ:

- Chụp ảnh cận cảnh con 6 tháng một lần. Theo dõi và viết ra các thông tin chi tiết về ngoại hình của con, chẳng hạn như chiều cao và cân nặng, màu mắt, vết bớt, vết sẹo và cách cư xử có thể nhận dạng (chẳng hạn như xoắn tóc).

- Cho con bạn lấy dấu vân tay. Hãy liên lạc với công an địa phương để được hướng dẫn.

- Bình tĩnh. Bạn có nhiều khả năng nhớ được những chi tiết hữu ích nếu bạn có thể giữ bình tĩnh.

Bên cạnh đó, hãy ghi nhớ các mẹo khác sau:

- Đảm bảo trẻ nhỏ biết tên, địa chỉ, số điện thoại bao gồm cả mã vùng và gọi ai trong trường hợp khẩn cấp.

- Nhắc nhở con rằng không bao giờ được đến bãi đậu xe để tìm bố mẹ khi bị lạc ở trung tâm thương mại. Hướng dẫn trẻ yêu cầu nhân viên thu ngân giúp đỡ, đứng gần quầy đăng ký hoặc phía trước tòa nhà, cách xa cửa ra vào.

- Chỉ ra nhà của những người bạn xung quanh khu phố nơi con bạn có thể đến trong trường hợp gặp rắc rối.

- Hướng dẫn con tránh xa bất kỳ chiếc xe nào đang tấp vào lề và do người lạ lái, ngay cả khi người đó trông có vẻ bối rối và cần giúp đỡ.

- Không ghi tên con bạn trên ba lô hoặc quần áo. Đừng khiến kẻ bắt cóc tiềm năng dễ dàng gọi tên con bạn. Trẻ em có xu hướng tin tưởng những người biết tên của chúng.

- Nói với con bạn rằng những kẻ bắt cóc trông giống như những người bình thường. Xua tan những giả định của trẻ rằng những kẻ bắt cóc trông giống như quái vật.

- Nếu con bạn đủ lớn để ở nhà một mình, hãy đảm bảo rằng chúng luôn khóa cửa và không bao giờ nói với bất kỳ ai gõ cửa rằng con đang ở nhà một mình.

Hiểu Đan

Tin mới