(Tổ Quốc) - Khoan chưa nói đến vấn đề pháp luật thì cách xử lý khác nhau về tiền lì xì Tết của cha mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của những đứa trẻ.
Mỗi dịp Tết đến, người lớn thường phát tiền lì xì cho trẻ em, đây có thể nói là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, không ít bậc cha, mẹ quản lý rất chặt chẽ tiền lì xì đó vì sợ con chưa biết chi tiêu, tiêu lãng phí. Ngoài ra, nhiều trường hợp cha mẹ còn tự ý thu giữ, sử dụng tiền lì xì của con mà thiếu sự tôn trọng ý kiến của các con.
Căn cứ theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP mới được Chính phủ ban hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính các hành vi bạo lực về kinh tế, thay thế cho Nghị định số 167/2013/NĐ-CP được áp dụng trước đó.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nêu rõ đối với hành vi bạo lực về kinh tế. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình…
Khoan chưa nói đến vấn đề pháp luật thì cách xử lý khác nhau về tiền lì xì Tết của cha mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của những đứa trẻ.
Một số cư dân mạng đã từng thăm dò ý kiến những người xung quanh, trong đó 67% cho rằng cha mẹ không nên lấy tiền lì xì của con cái, 33% còn lại cho rằng trẻ không biết giữ tiền, không biết tiêu, nên nhờ bố mẹ giữ giùm.
Trên quan điểm an toàn, đúng ra cha mẹ nên tạm thời giữ tiền lì xì cho trẻ chưa có quan niệm tiêu dùng, nhưng cha mẹ cũng có trách nhiệm giúp trẻ hình thành quan niệm đúng đắn về tiền và tiêu dùng.
Tự mình cất giữ tiền Tết, trẻ bước đầu hình thành khái niệm về tiền
Cậu bé 8 tuổi trong bức ảnh dưới đây đã dùng tiền Tết để đăng ký một lớp học phụ đạo. Dù không thực hiện được ước nguyện nhưng bé trai không hề phung phí tiền tiêu vặt mà sử dụng hợp lý, điều này rất đáng khen ngợi và cho thấy cậu bé có triết lý đầu tư tốt.
Thực tế, ngoại trừ những trẻ còn quá nhỏ, những đứa trẻ ở độ tuổi đi học nên có nhận thức đúng đắn về tiền, hình thành quan niệm tiêu dùng của bản thân và tự kiểm soát việc lì xì, thay vì gio khoán cho cha mẹ.
Nên nói cho các con biết về ý nghĩa thực sự của việc mừng tuổi, hướng các con đến giá trị tinh thần của phong tục này, đồng thời bảo các con có thể sử dụng tiền đó vào những việc như trích ra mua dụng cụ học tập, hoặc mua một món đồ chơi mà con thích, mua món quà nhỏ tặng người thân nhân dịp sinh nhật. Số tiền còn lại có thể để tiết kiệm. Qua đó, các con sẽ hiểu ý nghĩa, giá trị thực sự của việc mừng tuổi.
Trao lì xì cho cha mẹ ảnh hưởng đến lòng tin cha mẹ - con cái
Nếu cha mẹ tịch thu tiền Tết của con, chắc chắn sẽ khiến con cái bất mãn, tâm lý nổi loạn vì trong mắt chúng, tiền Tết là của con. Những đứa trẻ bị cha mẹ lấy tiền lì xì cũng có thể có hành vi trả đũa sau khi chúng có quyền tự do kiểm soát tiền của mình khi trưởng thành.
Chưa kể một số phụ huynh nói chuyện giữ tiền lì xì cho con nhưng mỗi lần con đòi tiền là họ lại tính chuyện khác: Lì xì là tiền đóng học phí, tiền ăn, tiền mặc cho con... Tất nhiên, nếu bạn hoàn toàn không quan tâm đến tiền Tết mà để trẻ tự lo thì cũng sẽ ảnh hưởng đến quan niệm tiêu dùng của trẻ.
Việc kiếm tiền Tết Nguyên đán tưởng chừng như khó xử nhưng lại chính là chìa khóa để cha mẹ định hướng và hình thành khái niệm tiền bạc cho con cái. Cha mẹ nên:
Trước hết để các em hiểu được ý nghĩa của phong bao lì xì
Lì xì tết là lời chúc của người lớn tuổi đối với thế hệ trẻ, cũng là một nét văn hó. Bạn có thể thảo luận với con cái rằng một phần tiền Tết sẽ giao cho chúng, một phần cho bố mẹ. Nên giúp trẻ tạo một tài khoản mới để trẻ thấy rằng tiền của mình thực sự ở đó.
Thứ hai, trẻ cần biết tiền đến từ đâu
Hầu hết trẻ em hiện nay đều biết rằng cha mẹ chúng làm việc kiếm tiền, nhưng chúng không thể hiểu được sự vất vả của việc kiếm tiền, cũng như ý nghĩa của công việc.
Tận dụng cơ hội nhận được tiền Tết trong ngày Tết, để trẻ hiểu rằng mình phải làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, và tiền phải được sử dụng đúng chỗ, mua quần áo, đồ dùng học tập, quà vặt... và phân phối chúng một cách hợp lý.
Cuối cùng, hãy biến giao dịch tiền tệ trở thành một phần của cuộc sống
Việc giáo dục trẻ em bằng cách thu tiền mỗi năm một lần là chưa đủ. Sự hiểu biết của trẻ em về tiền bạc và hình thành khái niệm tiêu dùng phải cụ thể từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Vì vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, có thể dạy trẻ hiểu tiền, dùng tiền để mua đồ, tiết kiệm, mua quà cho những người xung quanh... Xây dựng thói quen tiêu dùng tốt, để rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho trẻ và tích lũy động lực để làm việc chăm chỉ.
Tiền Tết có vẻ nhỏ nhưng nó vẫn có tác động rất lớn đến trẻ, việc giữ lại một ít tiền Tết cho trẻ là điều dễ hiểu, điều cốt yếu là cha mẹ phải thành thật chứ không nên gian dối để lấy tiền năm mới của con mình.
Hiểu Đan