(Tổ Quốc) - Có những chuyện được nhiều học sinh từng học tại ngôi trường này thi nhau kể lại khiến ai nấy "lắc đầu, lè lưỡi".
Trong quãng đời học sinh của mình, bên cạnh đủ kỷ niệm đáng nhớ về bạn bè, thầy cô thì chắc hẳn ai cũng gặp nhiều chuyện không vừa lòng, thậm chí ám ảnh đến mức dù cố quên nhưng nhiều năm sau vẫn cứ phải nhớ. Có những chuyện người lớn vốn dĩ nghĩ là bình thường nhưng với những đứa trẻ đang ở độ tuổi dậy thì nhiều xáo trộn đôi khi là một đòn giáng cực mạnh vào lòng tự trọng, sự tự tin.
Những tâm sự sau đây của các cựu học sinh về quản lý của một ngôi trường tư thục nổi tiếng ở Hà Nội, nếu đúng, là một lời nhắc nhở người lớn - nhất là những người làm trong môi trường giáo dục - về cách hành xử của mình. Nghiêm khắc, quy tắc là điều cần thiết, tuy nhiên có những trường hợp nếu xử lý cứng nhắc, thiếu tế nhị... sẽ là một vết sẹo đeo bám cuộc đời học sinh mình mãi mãi.
1. Cô Phó hiệu trưởng nói chuyện thiếu tôn trọng phụ huynh, học sinh?
Trong rất nhiều bình luận của topic về trường, một trong những nhận xét chung của nhiều học sinh là cô Phó HT trường thiếu tôn trọng khi nói chuyện với phụ huynh và học sinh. Chẳng hạn khi học sinh mặc quần ống bó đi học, cô bảo: "mặc thế này bảo sao ra đường trai nó chẳng đè ra"; "mặc quần ngắn như đ*"; "tóc như đứa vô học". Chuyện cô mắng phụ huynh xối xả cũng được nhiều cựu học sinh xác nhận.
2. Học sinh sốt 39-40 độ vẫn bắt đi tham quan, hủy lễ ra trường chỉ vì giận... con gái?
3. Không tôn trọng cả giáo viên, dù họ lớn tuổi hơn?
Bên cạnh những áp lực hằng ngày, thầy cô giáo hiện nay đang phải đối diện thêm một áp lực mới: sợ học trò nói xấu mình trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook. Thậm chí có những trang mang tên hội những người ghét cô này, thầy kia... thu hút cả ngàn người like, theo dõi, bình luận. Trên thực tế, những thông tin trên mạng xã hội chưa chắc đúng 100% nhưng luôn được nhiều người mặc định là chính xác. Nhiều câu chuyện khiến dân tình sốc nặng, ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên, học sinh đang học tại trường.
Các em học sinh có quyền thể hiện quan điểm của mình, có quyền nói đến những mặt chưa tốt của thầy cô hay nhà trường. Tuy nhiên, tự do ngôn luận nhưng không được xâm phạm, bôi nhọ người khác, không dùng ngôn từ kích động, lăng mạ, vu khống.
Nên phản biện về thầy cô một cách tôn trọng dù là ở trên mạng xã hội, điều đó thể hiện tư cách và sự trưởng thành của mình. Trách nhiệm của người lớn là phải tư vấn để các em biết thế giới mạng là con dao hai lưỡi, nếu không sử dụng đúng cách, nếu quá đà, bồng bột, hậu quả khó lường sẽ xảy ra cho mình và nhiều người.
Hiểu Đan