(Tổ Quốc) - Chỉ một chi tiết nhỏ nhưng cho thấy cô bé được bố mẹ dạy dỗ vô cùng cẩn thận.
Khi trẻ được ba hoặc bốn tuổi, hầu hết cha mẹ cho con đi học mẫu giáo để yên tâm đi làm, bé có môi trường học hỏi và phát triển các kĩ năng xã hội.
Mới đây, một giáo viên mẫu giáo đã chia sẻ một đoạn video lên mạng xã hội và nhận về nhiều sự yêu thích. Cô giáo tìm thấy một sợi dây trên cặp sách của học sinh. Do tò mò, cô kéo sợi dây ra và rất vui khi biết được sự thật. Thì ra vì con thường làm mất cục tẩy nên người mẹ đã tinh ý buộc vào vào cặp sách. Điều này còn giúp phụ huynh không phải lo lắng về nguy hiểm khi đứa trẻ nhét miếng cao su vào miệng vì tò mò. Quả là một công đôi việc.
Với trẻ nhỏ, việc liên tục thất lạc dụng cụ học tập xảy ra thường xuyên. Giá một cục tẩy không đắt, bố mẹ có thể chọn mua một lần nhiều cục để phòng trường hợp con làm mất. Tuy nhiên cách làm này thực sự khuyến khích hành vi không coi trọng đồ đạc của trẻ. Trong trường hợp này, sự khéo léo của người mẹ đã biến những điều vốn có chút phiền phức trở nên thú vị và tiện lợi hơn nhiều.
Nhà trường, thầy cô có nhiệm vụ dạy dỗ trẻ, tuy nhiên đối mặt với những rắc rối do con cái gây ra, giải pháp đầu tiên cũng chính là cha mẹ. Với việc trẻ thích ném đồ tùy ý, bạn có thể giải quyết như thế này:
Trước hết, giúp trẻ "nhớ lâu"
Trẻ rất thích ném đồ, cha mẹ cứ âm thầm bù đắp thay vì nhắc nhở, cách giáo dục sẽ thúc đẩy thói quen vứt đồ của trẻ, điều quan trọng là giúp trẻ "nhớ lâu". Ví dụ, khi một đứa trẻ đánh mất một thứ gì đó thường xuyên, thì hãy tạm thời cắt quyền lợi để chúng hiểu được hậu quả của việc thiếu một thứ gì đó, từ đó trân trọng hơn trong tương lai.
Thứ hai, phải đặt ra các quy tắc
"Hình phạt" thích hợp có thể giúp trẻ hiểu điều gì có thể làm và điều gì nên làm càng ít càng tốt. Cất đồ chơi, không đồ ăn vặt... thường khá hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ nên nhớ ở độ tuổi này bị mất bút, cục tẩy, hay cây thước… gần như là "chuyện thường ngày ở huyện". Hiện tượng này đặc biệt dễ xảy ra đối với các bé đầu cấp, vì các con còn quá nhỏ, chưa ý thức được về việc bảo vệ đồ đạc, tài sản.
Khi trẻ làm mất đồ hãy cố gắng kiềm chế cơn cáu giận mà thay vào đó là những lời nhẹ nhàng hơn. Chẳng hạn như: "Bố/mẹ lo quá chắc sắp hết tiền mua đồ dùng học tập cho con rồi" hay "Mẹ định mua cho con cây bút hình siêu nhân/công chúa nhưng vì con làm mất nhiều quá nên giờ chỉ đủ tiền mua cho con cây bút thường thôi". Những câu nói có tính mưa dầm thấm lâu này sẽ có tác dụng thay đổi trẻ nhiều hơn là sự quát nạt.
Hiểu Đan