Nối tiếp cú 'ra đòn' của tổng thống Putin, ô tô Nga được đeo 'máy thở'

(Tổ Quốc) - Theo các chuyên gia, các động thái của Chính phủ Nga là vô cùng cần thiết và chuẩn xác, dù vậy không thể đeo "máy thở" vô thời hạn các hãng xe.

LTS: Bài viết Xe ngoại tấn công, xe Nga phòng thủ: Khi Putin ra đòn - kết cục ra sao? cách đây ít hôm đã phần nào khắc họa được cách mà nền công nghiệp ô tô Nga thoát khủng hoảng hậu Xô Viết và khởi sắc ra sao cho đến khoảng năm 2018, trong đó, thấy được vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước, đứng đầu là Tổng thống Putin.

Dù vậy, khó khăn vẫn chưa hết. Sức ép trừng phạt kinh tế kéo dài suốt nhiều năm từ Mỹ, cộng với đại dịch Covid-19 nổ ra từ cuối 2019, một lần nữa thách thức kinh tế Nga nói chung, ngành ô tô nói riêng. Một lần nữa, chính phủ Nga lại "xắn tay" thực hiện những biện pháp hỗ trợ để vượt qua sóng gió.

Bài phân tích dưới đây của tác giả Alexander Chuprov đăng tải trên tờ rg.ru cuối năm 2020 đã phản ánh khá rõ nét bước đi quan trọng này của Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Putin.

Đọc thêm:

* Xe ngoại tấn công, xe Nga phòng thủ: Khi Putin ra đòn - kết cục ra sao?

* Nga vượt thoát 'đòn knock-out' của Mỹ và Nhật, máy bay MC-21 bắt đầu sản xuất hàng loạt

CHÍNH PHỦ TIẾP SỨC

Đối với ngành công nghiệp xe hơi của Nga, năm 2020 vừa qua không phải là một năm dễ dàng. Đã vậy, việc các băng tải ngừng hoạt động vào mùa xuân để kiểm dịch và tiếp đó là sự gián đoạn trong chuỗi cung cấp linh kiện đã cắt đứt "huyết mạch" cho các doanh nghiệp thuộc ngành này trên toàn thế giới.

Tuy vậy, ở Nga, cuối năm 2020 hầu hết các nhà máy ô tô đã phục hồi việc sản xuất bình thường, thậm chí có phần còn sớm hơn các nước khác. Đó là nhờ Chính phủ Nga đã thực hiện một số biện pháp chống khủng hoảng cho phép tăng cường sử dụng ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh suy thoái vì đại dịch. 

Một trong số đó là quyết định vào năm 2020 tiến hành mua các công nghệ ô tô tiên tiến, vốn đã được các ban ngành và các công ty nhà nước lên kế hoạch trước đó nhăm phục vụ cho phát triển hậu kỳ. Một khoản 4,5 tỷ rúp đã được phân bổ cho hạng mục này, nhờ đó dự kiến sẽ ​​có 33 nghìn xe ô tô mới ra đời.

Nối tiếp cú ra đòn của tổng thống Putin, ô tô Nga được đeo máy thở - Ảnh 2.

Công nghệ mới được ứng dụng. Ảnh: Sergey Mikheev / RG

Đặc biệt, như AvtoVAZ đã nhận được thêm đơn hàng 16 nghìn xe hơi theo chương trình mua sắm của nhà nước, cho phép công ty bỏ việc áp dụng tuần làm việc 4 ngày. Hơn nữa, khi nhu cầu trên thị trường xe hơi phục hồi và doanh số bán hàng của công ty tăng lên, các nhà máy thậm chí còn đưa thêm ca làm việc vào các ngày cuối tuần kể từ tháng 8/2020. 

Nhà máy ô tô Ulyanovsk và doanh nghiệp Sollers Ford, vốn từng chuyển sang phương thức hoạt động rút ngắn vào tháng 7/2020, đã quay trở lại thời gian 5 ngày từ tháng 10/2020 để thực hiện các đơn hàng từ nhà nước và khu vực doanh nghiệp.

Hay như gã khổng lồ ô tô Togliatti, theo nguồn tin từ AvtoVAZ News, đã nhận được đơn hàng của nhà nước về việc sản xuất 2,5 nghìn chiếc Lada 4x4 phục vụ nhu cầu của các cơ sở y tế, phải hoàn thành vào cuối tháng 2/2021...

Với sự hỗ trợ của Chính phủ, đến cuối năm 2020 tình hình đã khởi sắc, cộng với nhu cầu trên thị trường tăng cao trong khi các nhà máy sản xuất ô tô thậm chí còn chưa sẵn sàng đón nhận "làn sóng" này. Kết quả là lần đầu tiên sau nhiều năm, các đại lý xảy ra tình trạng khan hiếm xe, thậm chí phải xếp hàng dài dài.

Ivan Kondratenko, chuyên gia tư vấn của Simon-Kucher & Partners, lưu ý rằng việc phân bổ vốn cho mua sắm công không phải là gải pháp chính mà Chính phủ sử dụng để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô, và nó cũng không mang tính quyết định trong việc đảm bảo hỗ trợ đáng kể cho sản xuất. 

Tuy nhiên, theo Ivan Kondratenko, trong một cuộc khủng hoảng, bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào cũng được hoan nghênh, và thậm chí việc mua các sản phẩm cụ thể (như xe cứu thương) cũng giúp tránh khả năng mất việc làm, đặc biệt là ở những nhà máy không nhắm đến người tiêu dùng đại chúng. 

Nối tiếp cú ra đòn của tổng thống Putin, ô tô Nga được đeo máy thở - Ảnh 4.

Các nhà máy ô tô Nga làm việc hết công suất để đáp ứng đơn hàng của Chính phủ. Ảnh: Alexey Filippov / RIA Novosti

Theo dự đoán trên Avtostat (chuyên phân tích nhu cầu sử dụng xe hơi), tình hình trong ngành công nghiệp ô tô sẽ trở nên trầm trọng hơn khi có sự giảm mua sắm công trong giai đoạn 2021-2022, vì các khoản tiền này đã được chi trong năm vừa qua. 

KHI Ô TÔ ĐEO "MÁY THỞ"

Theo Anna Bodrova, không thể đeo "máy thở" vô thời hạn các hãng xe. Thay vào đó, cần phải kích thích từ bên ngoài vào, nếu không ngành xe sẽ mất hoàn toàn khả năng cạnh tranh. 

Với việc tận dụng các cơ sở sản xuất, mọi thứ sẽ ổn nếu nhu cầu trong nước bắt đầu hồi sinh khi hệ thống kinh tế của Nga phục hồi. Nếu điều này không xảy ra, toàn ngành sẽ phải có những biện pháp ráo riết hơn, trước hết là "cắt giảm" mọi thứ, bắt đầu từ nhân sự.

Nối tiếp cú ra đòn của tổng thống Putin, ô tô Nga được đeo máy thở - Ảnh 5.

Ảnh: Vitaly Ankov / RIA Novosti

"Rõ ràng, bức tranh kinh tế sẽ không thay đổi một sớm một chiều nên cần phải mở rộng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau, kể cả đối với ngành công nghiệp ô tô. Nhiệm vụ chính là hỗ trợ đặt thêm hàng ô tô, do đó, cần duy trì các loại hình kích cầu, bao gồm cả cho vay ưu đãi, thuê và cho thuê.

Cũng cần tiếp tục hỗ trợ trực tiếp cho các nhà sản xuất ô tô, từ việc giữ họ trong số các công ty xương sống cho đến cung cấp vốn lưu động cho họ với các điều kiện ưu đãi, đồng tài trợ một phần cho các công ty R&D (nghiên cứu & phát triển) từ nhà nước, và hỗ trợ thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới"- chuyên gia hàng đầu đánh giá, xếp hạng tài chính Dmitry Baranov tin tưởng.

Theo các công bố, năm 2021 Chính phủ Nga sẽ phân bổ 17,5 tỷ rúp cho các biện pháp hỗ trợ hệ thống của nhà nước đối với ngành công nghiệp ô tô. Một phần, khoảng 9 tỷ rúp, dự kiến ​​sẽ dành cho các khoản vay mua ô tô ưu đãi, đủ để trợ giá cho việc mua 90 nghìn chiếc ô tô. Ngân sách của chương trình cho thuê ưu đãi cũng lên tới 3,8 tỷ rúp, tức là có thể bán được khoảng 7,6 nghìn chiếc ô tô

Như Ivan Kondratenko nhận xét, các biện pháp như cho vay mua ô tô ưu đãi, cho thuê ưu đãi và các chương trình cho thuê giá cả phải chăng là những công cụ chính mà Chính phủ đang tập trung vào trong năm 2021. Nhưng rất khó để nói chúng sẽ hiệu quả như thế nào và điều gì sẽ xảy ra với ngành công nghiệp ô tô và thị trường trong năm tới. Dù vậy, kế hoạch 17,5 tỷ rúp cũng không phải là vô bổ.

"Tôi không nghĩ rằng việc không có mua sắm của chính phủ sẽ gây ra những hậu quả đáng kể cho ngành công nghiệp ô tô. Thứ nhất, chúng khó có thể kết thúc hoàn toàn. Dù sao, sẽ vẫn còn các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng vận tải và chu kỳ sử dụng công nghệ hiện nay sắp kết thúc.

Hơn nữa, việc mua hàng của Chính phủ không phải là động lực chính hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô trước đây. Đổi lại, bản thân các nhà máy sản xuất ô tô nên phản ứng với sự giảm nhu cầu của người mua đại chúng, tập trung nhiều hơn vào những khách hàng doanh nghiệp ít bị khủng hoảng hơn". 

Ivan Kondratenko cũng cho rằng, xuất khẩu cũng có thể là một giải pháp tiềm năng để sử dụng hết công suất, tiếc là đại dịch hiện nay đang diễn ra trên toàn cầu, vì vậy toàn bộ thị trường ô tô "đang lên cơn sốt".

Minh Tiến

Tin mới