(Tổ Quốc) - Cuộc đời của những thiên tài luôn được quan tâm không chỉ vì trí thông minh mà bởi những đóng góp của họ đã ảnh hưởng đến cả lịch sử nhân loại.
Thiên tài là những người có trí thông minh đặc biệt khi tuổi đời còn rất nhỏ. Không ai trả lời được câu hỏi trí thông minh này sinh ra là do gen di truyền hay môi trường sống, nhưng những thiên tài dưới đây sẽ cho chúng ta thấy ngoài trí thông minh thiên phú, họ còn có sự chăm chỉ và ý chí phi thường.
Akrit Jaswal, 7 tuổi đã là bác sĩ phẫu thuật
Khi mới 7 tuổi, Akrit Jaswal đã thêm chức danh bác sĩ phẫu thuật người Hồi giáo vào hồ sơ xin việc của mình. Sinh năm 1993, thiên tài nhí này đã trở thành bác sĩ và sinh viên đại học trẻ nhất tại Ấn Độ. Được biết Jaswal có chỉ số IQ ước tính là 146.
Nhược điểm duy nhất của Jaswal là sự tự tin thái quá: "Người đã nhìn thấy tiềm năng và giúp tôi trở nên vượt trội trong cuộc sống thực ra cũng có trí thông minh trên mức trung bình, nhưng dĩ nhiên người đó không thông minh bằng tôi rồi".
Jacob Barnett, ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hòa bình
Sinh năm 1998 với chỉ số IQ là 170 - cao hơn cả Albert Einstein – các nhà khóa học hàng đầu thế giới dự đoán rằng Barnett là có khả năng rất cao sẽ là chủ nhân của giải thưởng Nobel Hòa bình trong tương lai.
Năm 8 tuổi , Jacob Barnett bắt đầu theo học tại Đại học Indiana - Đại học Purdue Indianapolis (IUPUI), Mỹ. Mẹ của cậu bé trả lời phỏng viên tờ Indianapolis Star rằng con trai cô đã vượt qua kỳ kiểm tra đại số 1 và 2, hình học, lượng giác và phép tính sau hai tuần tự học ở ngay trong hiên nhà.
Barnett đã không để hội chứng Aspergers (một dạng tự kỷ nhẹ) cản trở quá trình nghiên cứu và khám phá chân trời tri thức của mình. Kể từ khi lên đại học, Barnett đã tham gia các lớp vật lý thiên văn tiên tiến và đang nỗ lực mở rộng lý thuyết tương đối của Einstein. Cậu cũng đang làm nhiều việc để đưa ra những nghiên cứu thách thức lý thuyết Big Bang. Cậu bé đã thực hiện một cuộc nói chuyện TEDxTeen vào năm 2012 với tựa đề Hãy quên đi những gì bạn từng biết.
Shakuntala Devi, phù thủy toán học Hindu Hindu
Sinh năm 1939 tại Bangalore, Ấn Độ, có cha là người thuần hóa sư tử, Shakuntala Devi bắt đầu niềm say mê của mình với những con số thông qua các thủ thuật đánh bài mà cô chơi với cha khi mới 3 tuổi .
Người phụ nữ Ấn Độ này được biết đến với biệt danh máy tính hình người. Bà đã thể hiện khả năng toán học của mình tại Đại học Mysore và Đại học Annamalai khi còn rất nhỏ. Tài năng của bà đã được nhắc đến trong sách kỷ lục Guinness nhiều lần. Ví dụ như bà có thể thực hiện phép nhân giữa hai số có 13 chữ số bất kỳ chỉ trong vòng 28 giây.
Năm 2006, bà đã xuất bản cuốn sách Trong thế giới thần tiên của những con số, một câu chuyện về một cô gái say mê với những chữ số. Năm 2013, bà đã qua đời ở tuổi 83 vì căn bệnh đường hô hấp.
Colin Carlson - chàng trai thiên tài bảo vệ môi trường
Colin Carlson tự dạy mình cách đọc khi mới chập chững biết đi và tốt nghiệp trường trung học trực tuyến của Đại học Stanford, Mỹ khi 11 tuổi .
Năm 9 tuổi, cậu bắt đầu tham gia các khóa học tín chỉ đại học tại Đại học Connecticut và trở thành sinh viên đại học khi vừa tròn 12 tuổi.
Năm 2011, Carlson giữ điểm trung bình 3,9 khi là học sinh hai bằng danh dự về ngành sinh thái học cùng với ngành sinh học tiến hóa và nghiên cứu môi trường.
Cậu từng nộp đơn khiếu nại phân biệt tuổi tác đối với trường đại học khi bị từ chối tham gia vào công việc thực địa ở Nam Phi.
Sufiah Yusof, nữ thần đồng bất hạnh
Năm 1997, Sufiah Yusof nhận được lời mới vào trường St. Hilda's College, Oxford để học toán khi mới 13 tuổi . Vài năm sau, thần đồng người Malaysia bỗng nhiên biến mất sau bài kiểm tra cuối cùng.
Cô đã được tìm thấy khi đang làm nhân viên phục vụ trong một quán cà phê internet. Và lý do cho cuộc bỏ trốn của cô bé là vì áp lực yêu cầu sự thành công quá cao từ cha mẹ cô.
Khi trở về, Yusof được nhận nuôi bởi một gia đình tử tế và tiếp tục hoàn thành chương trình đại học dở dang. Nhưng, sang năm tiếp theo, cô đã kết hôn với một luật sư từ Oxford và không bao giờ hoàn thành chương trình đại học của mình. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 13 tháng. Cô cũng bị cho là đã hành nghề mại dâm trong một thời gian ngắn. Yusof hiện được cho là đang làm nhân viên xã hội.
Robert James Fischer, người chơi cờ vĩ đại nhất mọi thời đại
Năm 14 tuổi , Robert "Bobby" Fischer đã giành giải vô địch cờ vua thế giới và trở thành người trẻ tuổi nhất đạt được danh hiệu này. Vào năm đó, anh đã thu hút sự chú ý của giới cờ vua toàn thế giới. Anh đã phá vỡ một kỷ lục khác vào năm sau khi trở thành nhà vô địch quốc tế trẻ nhất mọi thời đại ở tuổi 15.
Năm 1972, Fischer trở thành người chơi được đánh giá cao nhất trong lịch sử với tỷ lệ FIDE là 2785, mặc dù những người chơi khác ngày nay đã vượt xa anh.
Năm 1992, Fischer chơi một trận đấu với một đối thủ cũ ở Nam Tư và vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Fischer đã trốn tránh các nhà chức trách trong 12 năm tiếp theo cho đến khi bị bắt tại Nhật Bản vào năm 2004. Cuối cùng, anh được thả ra vào năm 2005 và được cấp quốc tịch Iceland .
Trong suốt sự nghiệp cờ vua của mình, anh đã lập nhiều kỷ lục, bao gồm đánh bại hai đối thủ tại một trận tứ kết và bán kết cho giải vô địch thế giới với số điểm giống hệt nhau. Fischer đã qua đời ở Iceland vào năm 2008.
Gregory Smith, người được đề cử giải Nobel Hòa Bình 4 lần liên tiếp
Năm 1999, lúc 10 tuổi, Gregory Smith đã nhận được học bổng bốn năm cho Randolph-Macon College trị giá khoảng 70.000 USD (tương đương 1,6 tỉ đồng). Cuối cùng, cậu bé tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học Toán học, Lịch sử và Sinh học.
Hai năm sau, cậu đã phát biểu trước Liên Hợp Quốc và được đề cử giải Nobel Hòa bình lần đầu tiên. Smith đã được đề cử giải Nobel Hòa bình thêm ba lần nữa cho công việc cứu giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, bạo lực và nghèo ở Đông Timor, Sao Paolo, Rwanda và Kenya.
Khi 16 tuổi , Smith vào Đại học Virginia để học tiến sĩ toán học, kỹ thuật hàng không vũ trụ, quan hệ quốc tế và nghiên cứu y sinh.
Kim Ung-Yong, sinh viên dự thính đại học từ khi 3 tuổi
Sinh năm 1962, Kim Ung-Yong được liệt kê trong Sách kỷ lục Guinness là có IQ cao nhất ở mức 210. Khi lên 3 tuổi, Kim Ung-Yong bắt đầu tham gia các khóa học với tư cách là một sinh viên dự thính tại Đại học Hanyang ở Hàn Quốc. Đến năm 8 tuổi, anh được NASA mời sang Mỹ du học.
Thiên tài nhí bắt đầu biết nói lúc sáu tháng tuổi và có thể đọc bằng tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Đức và tiếng Anh vào sinh nhật thứ ba của mình. Khi 16 tuổi, Kim rời NASA và quyết định theo học đại học ở Hàn Quốc để lấy bằng tiến sĩ về kỹ thuật dân dụng.
Kim hiện tại đang là giáo sư phụ trợ tại Đại học Chungbuk từ năm 2007 và đã xuất bản khoảng 90 bài báo trên các tạp chí khoa học.
Mây