(Tổ Quốc) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên năm học 2019-2020 phải kéo dài đến giữa tháng 7 mới kết thúc. Mùa hè nóng bức khiến học sinh đi học trong tình trạng uể oải, mệt mỏi.
Năm học 2019-2020 trở thành năm đặc biệt với học sinh bởi các em trở lại trường vào đúng mùa hè nóng bức và thời gian học kéo dài đến giữa tháng 7 thay vì cuối tháng 5.
Tuy nhiên, trong 4 mùa của năm, mùa hè tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ như các bệnh truyền nhiễm mùa nóng, sốc nhiệt, mất nước... Do đó, các bậc phụ huynh cần nắm vững kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe, giữ vững tinh thần "mạnh mẽ" cho con khi ở lớp.
Dưới đây là 3 điều quan trọng nhất cha mẹ cần chuẩn bị:
1. Giữ nếp sinh hoạt lành mạnh
Để con có sức khỏe, chống chọi với sự khắc nghiệt của thời tiết mùa hè, điều đầu tiên cha mẹ cần ghi nhớ là giữ nếp sinh hoạt lành mạnh cho con. Trong đó, giấc ngủ và vận động là những điều cần được lưu tâm.
Đối với giấc ngủ, theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, trẻ từ 6-12 tuổi cần ngủ tối thiểu 9 tiếng/ngày, trẻ 12-18 tuổi cần ngủ tối thiểu 8 tiếng/ngày mới đảm bảo sức khỏe và không bị uể oải trong ngày mới. Điều đó có nghĩa, học sinh tiểu học cần ngủ trước 21h và học sinh cấp 2 trở lên cần đi ngủ trước 22h.
Đối với hoạt động thể thao, cha mẹ cần duy trì thói quen vận động, tập thể dục thể thao hàng ngày cho con. Hoạt động thể thao mang lại nhiều lợi ích cho trẻ cả về thể chất và tinh thần, giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng, giữ tinh thần luôn sảng khoái, bớt căng thẳng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có khuyến cáo về mức độ hoạt động thể chất dành cho mỗi lứa tuổi để có lợi cho sức khỏe. Thời gian vận động thể lực được khuyến nghị với trẻ em 1-5 tuổi là ít nhất 3 giờ mỗi ngày.
Đối với trẻ em 5-17 tuổi cần ít nhất 60 phút vận động cường độ trung bình và mạnh hàng ngày. Có thể chia nhỏ ra 2-3 lần trong ngày, mỗi lần tối thiểu 15 phút với những loại hình phù hợp như đi bộ, đạp xe, đá cầu, bóng bàn, nhảy dây...
Tuy nhiên, do thời tiết nóng nên cha mẹ hướng dẫn các con tập vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, khi trời dịu mát. Nếu có thể, cả nhà cùng dậy sớm tập thể dục là tốt nhất vì khi đó các con sẽ có tinh thần sảng khoái và cơ thể sẽ hấp thụ vitamin D hiệu quả nhất.
2. Hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ bản thân trước nắng nóng
Thời tiết nắng nóng gay gắt sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi trời nóng, trẻ dễ bị mệt mỏi, say nắng, đau đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Vì vậy, cha mẹ hãy hướng dẫn con các cách tự bảo vệ bản thân.
- Uống đủ nước: Trời nắng khiến tình trạng cơ thể bị mất muối và nước. Nếu tình trạng kéo dài sẽ làm tăng thân nhiệt dẫn đến tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận đặc biệt là hệ thần kinh. Cha mẹ hãy dặn con bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi.
- Che chắn, đội mũ khi ra khỏi nhà, khi học thể dục tại trường: Cha mẹ chọn mua cho con những bộ quần áo mỏng, nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi; đội mũ rộng vành và bôi kem chống nắng để chống lại tia cực tím gây hại da.
Khi ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt.
- Hạn chế cho con ra vào phòng điều hòa một cách bất ngờ để tránh sốc nhiệt: Sau khi ở ngoài đường nắng nóng hoặc mới tập luyện thể thao, cha mẹ cho con ở phòng ngoài một thời gian để nhiệt độ cơ thể trở lại bình thường trước khi vào phòng lạnh.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, nhiệt độ ngoài trời – nhiệt độ trong phòng điều hòa chỉ nên chênh lệch khoảng 7 độ là an toàn. Tốt hơn hết, cha mẹ nên duy trì nhiệt độ phòng ở mức 25 – 28 độ C. Nếu cảm thấy vẫn chưa đủ mát, có thể kết hợp thêm với các thiết bị khác như quạt điện, quạt hơi nước… thay vì giảm nhiệt độ xuống thấp.
3. Chuẩn bị đồ ăn thức uống dễ ăn, dễ tiêu hóa cho con trước khi đến trường
Do mùa hè thời tiết nắng nóng, các bé vận động nhiều, lượng mồ hôi tiết ra, cùng với đó là một hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng bị hao hụt khiến cho hệ miễn dịch của bé yếu đi. Vì vậy, cha mẹ nên lên danh sách các thực phẩm ưu tiên cho con trong mùa hè, giúp con luôn cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hóa.
Ví dụ nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt như: rau dền, rau muống, bí… giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bữa ăn của con cần chia nhỏ và có nhiều canh rau, ít dầu mỡ. Cho con bổ sung những bữa ăn bổ mát như: chè hạt sen, sữa, sữa chua, bánh flan…
Với bữa sáng, nhiều trường học không tổ chức ăn sáng nên cha mẹ cần chuẩn bị trước cho con. Đồ ăn có thể mua sẵn hoặc cha mẹ tự nấu miễn sao bữa ăn ngon miệng và đảm bảo sức khỏe. Đây là bữa ăn rất quan trọng để con có năng lượng trong suốt một ngày dài.
Với bữa trưa và bữa phụ, hầu hết các trẻ được ăn bán trú ở trường, tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chuẩn bị thêm sữa tươi hộp giấy cho trẻ mang theo để uống thêm vào bữa phụ. Uống sữa là một cách bổ sung canxi giúp con luôn tràn đầy sức sống dù nắng nóng mệt mỏi.
Với bữa tối, tốt nhất các phụ huynh nên tìm hiểu thực đơn bé ăn ở trường, món ăn và số lượng bé ăn có đủ không để điều chỉnh vào bữa ăn buổi tối. Trong bữa ăn tối ở nhà, nên thay đổi món ăn tránh trùng lặp với món ăn ở nhà trường, chế biến món ăn bé ưa thích để bé ăn ngon miệng hơn.
Sữa nước Nestlé với công thức Nutristrong độc quyền từ Nestlé Thụy Sỹ là thức uống tiện lợi cho trẻ mang theo. Mỗi hộp sữa Nestlé cung cấp 25% nhu cầu canxi mỗi ngày giúp xương chắc khỏe, cho cơ thể mạnh mẽ đồng hành cùng ý chí của bé.
Sữa Nestlé giới thiệu 4 hương vị thơm ngon cho bé lựa chọn gồm sữa trắng có đường, sữa trắng ít đường, sữa việt quất và sữa dâu trắng. Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong các lựa chọn thức uống dinh dưỡng, Nestlé đồng thời ra mắt sữa chua uống dinh dưỡng đầu tiên có chứa tổ yến Nestlé YOGU.
Mỗi hộp sữa chua Nestle YOGU có chứa tổ yến và 5 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ như Vitamin A, Vitamin D, Canxi, Kẽm & Chất Xơ; giúp trẻ mạnh Mẽ và luôn sẵn sàng trước mọi thử thách.
Minh Hà