Nhà có 2 anh em trai: Lớn lên người giàu, người nghèo mạt rệp, nhìn lại 30 năm trước mới thấy sai lầm chết người của mẹ

(Tổ Quốc) - Nhìn lại cuộc sống khi trưởng thành của Ivan và David mới thấy, cách giáo dục của gia đình đã quyết định tất cả.

Tương lai của một đứa trẻ ra sao sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình. Nếu được dạy dỗ tốt, trẻ sẽ trở thành một cá nhân độc lập, tự tin và ngược lại. Dưới đây chính là một trường hợp điển hình. 

Một gia đình người Anh có bố là cảnh sát còn mẹ là nhân viên ngân hàng. Cặp đôi có 2 con trai: cậu lớn tên Ivan, cậu bé tên David. Điều kiện tài chính của gia đình tuy không quá khá giả nhưng vẫn ở mức đủ ăn, đủ mặc. Dù vậy trong những năm tháng thơ ấu, cả hai cậu bé lại không được bố mẹ đối xử công bằng. 

Cậu em David thường được mẹ ưu ái hơn anh trai, như việc được cho nhiều tiền tiêu vặt hơn, không phải làm việc nhà,... Ngay cả khi David bày trò phá phách, bán đồ đạc để lấy tiền mua thuốc lá thì người mẹ cũng cho rằng: Đó chỉ là dăm ba trò nghịch của con nít và chẳng đáng bận tâm. Chính điều này khiến cậu anh Ivan rất ghen tị. Để có tiền tiêu vặt, Ivan thường xuyên giúp hàng xóm làm công việc lặt vặt như dẫn chó đi dạo,...

Nhà có 2 anh em trai: Lớn lên người giàu, người nghèo mạt rệp, nhìn lại 30 năm trước mới thấy sai lầm chết người của mẹ - Ảnh 2.

Hai anh em Ivan và David hồi nhỏ.

Chính những điều này đã tác động rất lớn đến tính cách của Ivan. Cậu trở nên cực kỳ tự lập và có đầu óc kinh doanh từ nhỏ. Ivan biết rằng, chỉ có làm việc chăm chỉ thì cậu mới kiếm được tiền. Năm 21 tuổi, Ivan bắt đầu kinh doanh riêng. Từ công việc làm ăn nhỏ, Ivan dần thành công, phát triển sự nghiệp kinh doanh và trở nên giàu có. Dần dần, Ivan trở thành một triệu phú.

Nhà có 2 anh em trai: Lớn lên người giàu, người nghèo mạt rệp, nhìn lại 30 năm trước mới thấy sai lầm chết người của mẹ - Ảnh 3.

Ivan (bên phải) trở thành một triệu phú còn cậu em David (bên trái) thì có cuộc sống nghèo khổ, thất nghiệp.

Còn cậu em David thì không được như vậy. Sự bao bọc, cưng chiều từ nhỏ của mẹ khiến David sống rất ỷ lại. Cậu cũng giữ nguyên tính nghịch ngợm từ bé đến lớn và thay đổi công việc xoành xoạch, từ giáo viên, nhân viên pha chế đến diễn viên múa rối,... Với mỗi công việc, David đều không có đam mê, mục tiêu mà chỉ làm phớt lớt. Sau cùng, David trở thành người thất nghiệp. Anh đánh mất vẻ tươi tỉnh và chỉ ngồi ủ rũ ở nhà. 

Sau này, David tự viết hai cuốn sách và người anh Ivan đã bỏ tiền, giúp em trai xuất bản hơn 1000 cuốn. Tuy nhiên David lại không hề biết ơn mà càng ngày đòi hỏi hơn. Cậu em tỏ ra giận dỗi vì anh trai không mua cho mình... một chiếc thuyền!

Nhà có 2 anh em trai: Lớn lên người giàu, người nghèo mạt rệp, nhìn lại 30 năm trước mới thấy sai lầm chết người của mẹ - Ảnh 4.

Nhìn lại cuộc sống khi trưởng thành của Ivan và David mới thấy, cách giáo dục của gia đình đã quyết định tất cả. Trong khi Ivan tự lập từ bé thì David lại được chiều chuộng quá mức, dẫn đến bản tính ỷ lại và những thất bại sau này. Đây cũng chính là bài học mà các bậc cha mẹ phải rút kinh nghiệm trong việc dạy dỗ con cái. 

Kỷ luật của cha mẹ là điều cần thiết trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ. Khi trẻ mắc lỗi sai, thay vì cho rằng đó chỉ là "trò đùa của con trẻ" thì bố mẹ cần chỉ ra lỗi sai, giúp con sửa chữa kịp thời. Chỉ như vậy, trẻ mới hình thành tính trách nhiệm và sống có kỷ luật hơn. 

Nhà có 2 anh em trai: Lớn lên người giàu, người nghèo mạt rệp, nhìn lại 30 năm trước mới thấy sai lầm chết người của mẹ - Ảnh 5.


Thanh Hương

Tin mới