(Tổ Quốc) - Tục lì xì nguyên thủy của nó, vì thế không coi nặng số tiền bên trong mà quan trọng nhất là ý nghĩa đi kèm.
Theo phong tục, tiền lì xì được bọc vào giấy hay vải màu đỏ tươi - màu tượng trưng cho điều tốt lành, tài lộc dồi dào. Bởi trên thực tế, bản chất lì xì là lời chúc may mắn của người lớn đến trẻ con và lời chúc sức khỏe của người trẻ đến người già. Tục lì xì nguyên thủy của nó, vì thế không coi nặng số tiền bên trong mà quan trọng nhất là ý nghĩa đi kèm.
Tuy nhiên nhiều người nhận định, phong tục mừng tuổi này không những chẳng còn giữ được giá trị như xưa mà còn bị biến tướng, gây bao cảnh dở khóc dở cười cho người lì xì lẫn cha mẹ của đứa trẻ được nhận lì xì. Người lớn không giải thích, đứa nhận ít tiền hơn sẽ ngầm hiểu rằng mình không được yêu quý bằng em trai/chị gái mình hay tưởng nhầm bố mẹ phân biệt giới tính.
Gia đình nhà chồng chị Lý (Trung Quốc) vốn có hai anh em, mỗi gia đình đều sinh 1 đứa con, chỉ khác là một bên trai một bên gái. Mẹ chồng đối với các cháu nhìn qua rất công bằng, mỗi lần Tết hai người lì xì đều dày như nhau, mua quà cũng vậy, chưa bao giờ thiên vị.
Nhưng ngày đầu năm mới này, cả nhà đều đến chúc mừng, trên bàn tiệc hai đứa nhỏ đều chúc phúc bà thật yêu thương, mẹ chồng chị Lý liền lấy ra hai phong bao lì xì đã chuẩn bị từ lâu, chia cho cháu trai và cháu trai.
Không ngờ bé trai của em chồng chị Lý nhanh tay, thoáng cái liền mở ra phong bao lì xì, bên trong chứa mười tờ tiền 100 tệ. Con của chị Lý cũng mở bao lì xì ra, lấy ra mười tờ 50 tệ. Thấy số tiền mình ít tờ hơn, lúc ấy đứa nhỏ con chị Lý liền nhịn không được uất ức, khóc òa lên.
Hóa ra trong chiếc phong bì đỏ tưởng bình thường ấy lại ẩn chứa một bí mật. Người mẹ chồng chị Lý lúc ấy mặt tái xanh, chị Lý cũng thấy ấm ức. Cảnh tượng đó khiến người lớn khác đều bất ngờ, rơi vào im lặng.
Trong thực tế, người già mặc dù có một thiên vị, nhưng không có nghĩa là không yêu thương đứa còn lại. Khi gặp trường hợp oái oăm như vậy, chính người lớn phải an ủi, giải thích cho con hiểu để trẻ khỏi có cảm giác bị đối xử thiếu công bằng.
Bản thân bố mẹ cũng đừng tiêm nhiễm vào đầu con trẻ những sự thật có phần cục đoan và phũ phàng về chuyện lì xì Tết. Với lũ trẻ, cứ được nhiều tiền mừng tuổi là vui, điều đó cũng hạnh phúc chẳng kém gì việc nhận được quà từ ông già Noel dịp Giáng sinh hay quà vào sinh nhật.
Thay vì chỉ coi trọng số tiền, phụ huynh nên dạy trẻ ý nghĩa của lì xì. Ngoài ra, cũng nên tập thói quen chu đáo hơn, đừng đưa thẳng tiền mà hãy cẩn thận bỏ vào phong bì đỏ. Như thế, trẻ mới cảm nhận được sự trân trọng. Khi trẻ hỏi về mệnh giá thì có thể giải thích cho chúng nghe lì xì không quan trọng mệnh giá mà mang ý nghĩa mừng tuổi, chúc may mắn.
Tuy vậy, tốt nhất khi lì xì cho trẻ con trong gia đình, không nên lì xì với số tiền không đồng nhất dễ dẫn đến sự so bì, tị nạnh và tranh cãi trong thời điểm đầu năm mới.
Hiểu Đan