Lý Nhã Kỳ lên tiếng về phát ngôn "khán giả ít học"

(Tổ Quốc) - Học vấn của Lý Nhã Kỳ từng gây tranh luận trong thời gian dài.

Mới đây, Lý Nhã Kỳ bất ngờ vướng phải một vụ lùm xùm. Theo đó trên mạng xã hội xuất hiện một bài viết với tiêu đề: "Nghệ sĩ đừng im lặng chịu đựng nữa, khán giả ít học lấy quyền gì chỉ trích vô cớ". Ngay sau khi bài viết gây xôn xao dư luận, phía Lý Nhã Kỳ đã chính thức lên tiếng.

Cụ thể người đẹp cho biết, bài đăng này đã cố tình lọc, và viết sai những ý kiến của cô, bóp méo câu chữ và giật tít. Nữ nghệ sĩ cũng tuyên bố sẽ nhờ pháp luật can thiệp nếu bài đăng này không được gỡ trong vòng 24h.

Lý Nhã Kỳ lên tiếng về phát ngôn "khán giả ít học", dư luận bỗng tò mò lại chuyện bằng cấp ở trường... nuôi dạy cún của cô - Ảnh 1.

Lý Nhã Kỳ lên tiếng về việc bị cắt ghép phát ngôn.

Rất nhiều bạn bè, khán giả đã bày tỏ sự cảm thông với Lý Nhã Kỳ khi bất ngờ vướng phải "tai bay vạ gió" này. Tuy nhiên, cũng có một số cư dân mạng tò mò về học vấn của người đẹp. Bởi trước này cô luôn xuất hiện với hình ảnh kiêu sa, lộng lẫy và cách nói chuyện khéo léo.

Được biết, học vấn của Lý Nhã Kỳ từng là vấn đề khiến dư luận tranh cãi gay gắt suốt nhiều năm.

Bị nghi vì tên trường không tìm thấy trên Google

Cụ thể, Lý Nhã Kỳ từng chia sẻ với báo chí về việc mình học ngành Kinh tế tại Đại học Real ở Đức. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, học vấn của Lý Nhã Kỳ là... khai man. Bởi khi đó, cộng đồng mạng đã tra cứu và đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy: Đại học Real không có thật. Thực tế chỉ có danh từ Realschule, chỉ trường dạy nghề cấp phổ thông trung học chứ không phải là tên riêng của một trường đại học.

Theo những ý kiến này, Giáo dục của Đức phân loại học sinh từ khi hết lớp 4 thành 2 hướng: hệ 10 năm và 12 năm. Hệ 10 năm từ lớp 7 được cho chọn hướng chuyên sâu (tự nhiên/kỹ thuật hay kinh tế/xã hội) để phù hợp với nghề nghiệp sau này. 

Lý Nhã Kỳ lên tiếng về phát ngôn "khán giả ít học", dư luận bỗng tò mò lại chuyện bằng cấp ở trường... nuôi dạy cún của cô - Ảnh 2.

Từ định nghĩa này, học sinh tại trường Realschule sẽ tốt nghiệp sau khi học xong lớp 10, và có thể theo học ở một trường dạy nghề (Fachschule) với hệ 12 năm. Sau khi tốt nghiệp, học sinh tại đây chỉ có thể vào học cao đẳng (Fachhochschule), không thể đi thẳng được vào đại học (Uni). Nếu muốn vào đại học, sinh viên phải có bằng tốt nghiệp ở cao đẳng.

Sau đó, Lý Nhã Kỳ lên tiếng giải thích: "Chính xác, ngôi trường tôi học mang tên Alexander Wiegand. Trường tôi có slogan là "Con người thật - Công việc thật - Hành động thật". Sinh viên chúng tôi gọi tắt tên trường là Real (nghĩa là 'thật'). Từ Real được lấy từ Alexander. 'Er' và 'Al' ở đầu và cuối được đảo ngược, ghép lại thành Real".

Lùm xùm lớn nhất của Lý Nhã Kỳ: Bị nghi học ở trường nuôi dạy... cún, 1 độc giả viết thư tố cáo dài dằng dặc - Ảnh 2.

Thông tin về công ty Wika Alexander Wiegand.

Tuy nhiên, khi tìm kiếm cụm từ "Alexander Wiegand" trên internet, cộng đồng mạng nhận được kết quả ít đến kinh ngạc. Theo tìm kiếm, Alexander Wiegand là tên của một giáo sư Vật Lý ở Đức và có một công ty mang tên Wika Alexander Wiegand. Bên cạnh đó, có một trường học tên Hundeausbildung Alexander Wiegand, địa chỉ tại 99094 Erfurt - Hochheim, ở Hessen, Đức và liên quan đến thú cưng.

Lý Nhã Kỳ sau đó không cung cấp hình ảnh tấm bằng đại học bởi "cây ngay không sợ chết đứng" và không muốn chạy theo đòi hỏi của mọi người. 

Lý Nhã Kỳ sau đó không lên tiếng về nghi vấn này. Đến nay, tấm bằng của cô vẫn là dấu hỏi lớn với dư luận. 

Thanh Hương

Tin mới