Làm thế nào tạo động lực cho nhân viên để họ bứt phá trong công việc: Bài toán đau đầu với mọi ông sếp!

(Tổ Quốc) - Hóa ra, tạo động lực cho cấp dưới không phải chỉ bằng mỗi việc hứa hẹn tăng lương đâu nhé các sếp!

Mỗi ngày, chị em công sở đều phải tất bật với những đầu việc được giao sẵn, chạy deadline, nhưng để trở thành một nhân viên gương mẫu, được sếp và đồng nghiệp quý mến thì vẫn chưa đủ đâu!

Hơn thế, chúng ta còn phải sẵn sàng làm tốt cả 1001 việc không tên bằng cách giúp đỡ đồng nghiệp, tình nguyện nhận đầu việc khó, đóng góp và xây dựng ý tưởng, tham dự các cuộc họp không bắt buộc, làm thêm giờ để hoàn thành dự án... Do đó, sếp nào cũng muốn nhân viên tham gia vào các công việc ngoài vai trò này để doanh nghiệp ngày một đi lên!

Tại sao chúng ta phải làm như vậy?

Nhiều nhân viên đóng góp ngoài công việc để có thể kết nối với các đồng nghiệp và thể hiện với sếp. Ngoài ra, trở thành một nhân viên mẫn cán còn đem lại sự khen thưởng, tán dương. Tuy nhiên, nhiều khi chị em lại gặp áp lực khi cứ luôn phải thể hiện tốt chỉ để có hình ảnh đẹp trước đồng nghiệp và sếp mình! Thậm chí, sự quá sức còn gây ra căng thẳng hay xung đột nơi công sở. Vậy phải làm sao để giải quyết tình trạng này?

Làm thế nào tạo động lực cho nhân viên để họ bứt phá trong công việc? Bài toán cực kỳ đau đầu với mọi người sếp! - Ảnh 1.

Muốn nhân viên có động lực làm việc, người sếp hãy để họ thẳng thắn nói lên nguyện vọng cá nhân

Đừng ép cấp dưới phải làm những điều mà họ không muốn, ví dụ như vừa cố gắng làm công việc được giao vừa giúp đỡ người khác. Tuy nhiên nếu nhân viên chỉ chăm chăm làm việc mình thì công ty sẽ là môi trường thiếu văn hóa và gắn kết. Một cách hiệu quả để cân bằng hai yếu tố là để nhân viên tự tạo ra quyền quyết định! Đương nhiên là vẫn phải được sếp cho phép.

Điều đặc biệt ở đây là nhân viên nắm quyền chủ động. Không chỉ đóng góp cho tổ chức, mà điều này còn mang ý nghĩa cá nhân, bổ ích và phù hợp với thế mạnh của bạn.

Làm thế nào tạo động lực cho nhân viên để họ bứt phá trong công việc? Bài toán cực kỳ đau đầu với mọi người sếp! - Ảnh 2.

Trong quá trình đó, nhân viên không chỉ xem xét nhu cầu riêng mà cả của người quản lý và đồng nghiệp. Mỗi cá nhân cũng nên thẳng thắn trong việc truyền đạt cho sếp những công việc ngoài giờ phù hợp với thế mạnh, động cơ và niềm đam mê của mình.

Ví dụ một nhân viên bán hàng đang phát chán với những cuộc họp mang tính chất không chính thức, nhưng có thể yêu cầu chuyển thời gian đó để cố vấn cho một bạn thực tập mới vào công ty. Và người đó chắc chắn cảm thấy thoải mái khi quyết định tự nguyện giúp đỡ các đồng nghiệp mà không coi là một gánh nặng.

Tạo cho nhân viên có quyền quyết định sẽ khiến công ty phát triển tích cực hơn. Trước hết, nếu sự giúp đỡ ngoài giờ phù hợp với sở thích và khả năng của nhân viên, họ sẽ không cảm thấy bị bắt buộc, hiệu suất công việc có xu hướng cao hơn đáng kể. Thứ hai, những nhân viên được làm công việc họ tự nguyện và yêu thích sẽ cảm thấy bớt căng thẳng và mệt mỏi hơn. Bằng cách đó, các nhà quản lý có thể đồng thời nâng cao tinh thần của nhân viên và năng suất của cả công ty.

Tóm lại mỗi chị em đừng kêu ca khi bị đi làm công việc ngoài giờ, thay vào đó hãy chủ động xin những đầu việc mà chị em thấy thích và hào hứng tham gia. Mỗi lần cống hiến như vậy, chắc chắn chị em sẽ không còn cảm thấy môi trường công sở nhàm chán, trái lại đời sống nhân viên lại có nhiều ý nghĩa và tích cực hơn thì sao?

Theo HBR

Quiry

Tin mới