Hạnh phúc nhất thế giới nhưng lối sống kiểu “thóc luộc” của người Phần Lan lại khiến nhiều người không khỏi bất ngờ

(Tổ Quốc) - Người Phần Lan không thích nói chuyện không phải vì thiếu kỹ năng giao tiếp mà vì họ cực kỳ tôn trọng quyền riêng tư của người khác.

Cả thế giới vẫn ngưỡng mộ các nước Bắc Âu về lối sống lành mạnh và dùng chỉ số hạnh phúc để đánh giá cuộc sống của người dân. Trong số đó, Phần Lan là nước đứng đầu bảng xếp hạng trong số 156 quốc gia về chỉ số này vào năm 2018.

Liệu có ai tò mò muốn biết những người hạnh phúc nhất thế giới này sống và giao tiếp với nhau như thế nào không? Liệu họ có phải là những người hay hỏi han, hay chia sẻ không? Xin thưa rằng, họ chẳng mấy khi nói chuyện đâu, họ sống trong im lặng là chủ yếu đấy. Nhưng lạ thay, đó lại là bí quyết giúp cho họ trở thành nơi sinh sống lý tưởng số 1 hành tinh này.

ava6-NGANG

Nghe ra thì thật lạ lùng nhỉ? Người Phần Lan có câu châm ngôn nổi tiếng: "Im lặng là vàng, nói chuyện là bạc" như để thể hiện hết cái gọi là trầm tĩnh, lặng lẽ, hướng nội và hoàn toàn không thích nói chuyện phiếm của những con người nơi đây.

Điều đó là có thật đấy, xin thưa với tất cả mọi người. Theo đánh giá tìm hiểu của nhiều website uy tín trên thế giới thì người Phần Lan có đặc tính nhút nhát, kín đáo và trầm tĩnh. Họ rất ít khi bắt chuyện với người lạ và cực kỳ cân nhắc việc sử dụng từ ngữ cũng như nội dung trong mỗi cuộc hội thoại. Trước khi nói bất cứ thứ gì, họ thường cân nhắc rất kỹ và trong một đám đông nếu tất cả mọi người đều im lặng thì có nghĩa là không có gì để nói.

finland_helsinki_people_boats_highres_by_juliakivela__mg_0747

Đức tính này của người Phần Lan có lẽ sẽ làm khó du khách nước ngoài một chút mỗi khi tới đây. Đành rằng việc trò chuyện với người dân bản địa cũng không phải là chuyện quá thường xuyên vì những khác biệt về ngôn ngữ nhưng đôi khi giao lưu lại là sở thích và thói quen của nhiều người. Người Phần Lan dường như không dễ bị sa đà vào những cuộc giao tiếp văn hóa như nhiều quốc gia khác, họ không cảm thấy cần phải gặp gỡ để làm quen nhiều người mới hay giao lưu thường xuyên.

Thậm chí, trong một cuộc trò chuyện với những người thân quen, khi người kia có chuyện nghiêm túc cần nói thì người còn lại sẽ im lặng và tập trung lắng nghe. Việc ngắt lời khi đang nói bị coi là bất lịch sự. Mọi câu từ đều có ý nghĩa, do đó đừng đem chuyện làm quà với người Phần Lan.

IMG_8964

Tờ BBC mới gần đây cũng đã xuất bản một bài báo với tiêu đề: "How the Finnish survive without small talk" (Tạm dịch là Làm thế nào người Phần Lan sống mà không nói chuyện). Trong đó nữ phóng viên Laura Studarus kể câu chuyện của những năm về trước, khi cô mới đến thành phố Helsinki của Phần Lan và cô cảm thấy bị lạc lõng giữa phố xá đông người vì dường như không ai chịu nói chuyện.

Laura gặp người bạn tên là Hana và buổi gặp đầu tiên đã khiến cô hoàn toàn thất vọng. Ở nơi đất khách quê người, Laura chỉ muốn có người ngồi kế bên để nghe cô nói chuyện nhưng sau tất cả, họ lại dùng đồ uống thay cho bữa tối và kết thúc buổi gặp mặt kéo dài 4 giờ chỉ bằng vài lời nói bâng quơ về những chủ đề chẳng đâu vào đâu như chính trị, tôn giáo. Một năm sau đó, Laura trở thành phù dâu trong đám cưới của Hana và vẫn hoàn toàn bị sốc khi giữa hai người chẳng có chút kết nối nào, khoảng cách giữa hai cô gái đã được xây dựng lên rất nhanh chóng.

FullSizeRender-2-e1534593227246-690x460

Hoặc có một câu chuyện nổi tiếng khác kể về một người đàn ông người Anh có tên là Peter đã sống tại Phần Lan 10 năm. Một lần nọ, bạn thân của Peter là Mark đến Phần Lan du lịch, cậu đã đưa bạn mình lên núi Lapland trượt tuyết. Mark trượt tuyết thấy ai ngược chiều cũng đều mỉm cười chào hỏi, nhưng đều không nhận lại được hồi đáp. Thấy lạ, Mark hỏi lại người bạn thân, Peter đáp: "Khổ quá, người ta đã lên tận Lapland để tìm kiếm yên tĩnh, cậu còn cố làm phiền họ nữa".

sami-reindeer-norway-shutterstock_1060031279-660x420

Người Phần Lan nói 2 thứ tiếng là Phần Lan và Thụy Điển, bức màn im lặng của họ có liên quan tới sự phức tạp của ngôn ngữ mẹ đẻ và sự xa cách về địa lý giữa các thành phố. Các em bé Phần Lan bắt đầu học tiếng Anh lúc 6 hoặc 7 tuổi nên theo nhiều người thì việc biểu lộ cảm xúc cá nhân bằng ngôn ngữ thứ thứ 2 hoặc thứ 3 đôi khi cũng khó khăn hơn. Những lúc như vậy, người Phần Lan chọn cách im lặng nhưng họ lại tư duy rằng việc không nói gì lại chính là cách giúp cho cuộc trò chuyện thêm thoải mái hơn.

Theo giáo sư Laura Kolbe, một giáo viên dạy lịch sử châu Âu thì sự im lặng này của người Phần Lan hoàn toàn không phải phản ứng tiêu cực mà nó chỉ đơn giản là cách thể hiện cảm xúc cũng như văn hóa vốn đã tồn tại trong khoảng thời gian quá dài. Hơn nữa, việc thấy Phần Lan quá yên ắng nhiều khi lại do các quốc gia bên cạnh ồn ào hơn. Ví dụ khi một người Thụy Điển hay Đức đến Phần Lan,họ sẽ thấy người Phần Lan ít nói và họ sẽ tự hỏi tại sao người ta không nói tiếng Thụy Điển hay tiếng Đức thay vì im lặng.

Linnansaari_linnavuorella_MariLaukkanen_1050x590

Nghe đến đây chắc nhiều người sẽ nghĩ rằng người Phần Lan sao khó tính thế, hoặc liệu có phải họ thiếu kỹ năng trò chuyện giao tiếp hay không. Xin thưa rằng không nhé! Đặc tính của người Phần Lan là im lặng như vậy là bởi họ cực kỳ tôn trọng không gian riêng tư. Hơn thế nữa, im lặng lắng nghe cũng là cách người Phần Lan thể hiện sự chú ý của mình. Điều này ngược hoàn toàn với phong cách sôi nổi và hay đặt câu hỏi của người Mỹ.

finland-family-holiday-planning-guide-1080x675

Thêm một điều nữa về con người Phần Lan mà bất cứ ai nếu muốn đến sinh sống tại đây thì phải nhớ. Đó là người dân nước này không thích những thứ bất ngờ. Nếu ai đó định bất ngờ tới thăm nhà một người bạn Phần Lan thì hãy nên suy nghĩ lại. Hãy đảm bảo cuộc viếng thăm đó là do được mời hoặc phải nói trước với họ. Nếu không làm được điều đó, sẽ chẳng ai mở cửa đón khách và mọi chuyện có thể trở nên khó xử. Còn một khi đã có kế hoạch với chủ nhà, thì tốt nhất là khách nên đến đúng giờ chứ đừng "cao su" giờ kẻo gặp rắc rối.

Nhân Mã

TH

Tin mới