(Tổ Quốc) - Giáo dục gia đình tốt hay xấu, thường cũng là mấu chốt quyết định đứa trẻ lớn lên có thể có tiền đồ hay không.
Cha mẹ là giáo viên đầu tiên của con cái họ, mỗi lời nói và hành động sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và phát triển của trẻ. Giáo dục gia đình tốt hay xấu, thường cũng là mấu chốt quyết định đứa trẻ lớn lên có thể có tiền đồ hay không.
Nhưng trong cuộc sống luôn có một số cha mẹ không có bản lĩnh thường xuyên nói với con cái những câu tiêu cực. Lý Mai Cẩn - giáo sư giám sát của Đại học Công An Nhân Dân Trung Quốc, phó Chủ tịch Hiệp hội Phòng chống Tội phạm vị thành niên và Phó chủ tịch Chi nhánh quốc gia tâm pháp lý của hiệp hội tâm lý học Trung Hoa chỉ ra rằng, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy có hơn phân nửa không thành công.
Hãy xem bạn có thường xuyên nói với con những câu này không nhé!
1. Chúng ta thật xui xẻo, cuộc sống này quá xấu xa
Khi điều kiện kinh tế không được như những người khác, nhiều ông bố bà mẹ luôn luôn cảm thấy rằng số phận bất công thay vì không tìm kiếm vấn đề từ chính mình. Trên thực tế, đây là biểu hiện điển hình của "sự bất lực". Thường xuyên nói với trẻ em những lời như vậy sẽ làm cho đứa trẻ cũng trở nên đặc biệt tiêu cực, khi thành tích tụt hậu, thường sẽ chọn để từ bỏ, đổ lỗi, cảm thấy rằng mình không thể làm tốt như những người khác.
Cánh tay của vận động viên Bethany Hamilton đã bị cá mập cắn nát khi cô 13 tuổi. Một tháng sau cô đã trở lại cuộc sống với tấm ván trượt đặc biệt dành cho riêng mình. 2 năm sau, cô đã giành chức vô địch giải lướt ván vô địch quốc gia NSSA.
Tỷ phú Richard Branson bị mắc chứng khó đọc. Ở trường, ông được xếp vào "diện hoàn cảnh". Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, Richard vẫn trở thành một trong những nhà đầu tư khét tiếng và giàu có nhất nước Anh.
Charles R. Swindoll, nhà văn và cũng là người làm giáo dục nổi tiếng nước Mỹ từng nói: "Hạnh phúc được quyết định bằng cách chúng ta nhìn nhận và phản ứng với 90% những gì xảy ra trong cuộc sống". Điều đó nghĩa là, điều quan trọng nhất trong cuộc sống chính là thái độ của chúng ta. Mỗi ngày có hạnh phúc hay không, chủ yếu là do thái độ quyết định.
Hãy học cách chịu trách nhiệm, dù bạn không có khả năng ngăn chặn điều tồi tệ nhất xảy ra nhưng những bất hạnh trong cuộc sống này, phần nhiều đều do thái độ của bạn quyết định.
2. Con có bằng cấp, còn bố/mẹ thì không
Khi cha mẹ tranh cãi với con cái của họ, một khi nhận thấy rằng lý lẽ của mình bị yếu thế, họ sẽ nói điều này với con cái của họ. Câu này có nghĩa là: Ừ thì vì cô/cậu được ăn học đầy đủ, tôi thì không, cô/cậu nói gì chẳng đúng.
Cha mẹ như vậy kỳ thật không phải bởi vì không có văn hóa mà không có bản lĩnh, mấu chốt chính là không cầu tiến, biết rõ trình độ học vấn của mình thấp nhưng lại lấy ra làm cớ để ngụy biện cho sự bảo thủ. Dùng phương thức như vậy đi giáo dục con cái, làm sao có thể thành công? Đứa trẻ sẽ chỉ cảm thấy rằng một khi không có văn hóa, tôi không cần phải đấu tranh, hơn thua.
3. Có gì đâu mà tự hào
Trên thực tế, trẻ em rất cần sự khuyến khích và công nhận của cha mẹ. Nhưng khi đứa trẻ đạt dù một chút thành tựu nhỏ, nhiều cha mẹ sợ con tự cao nên muốn dìm sự hãnh diện của con xuống.
Ví dụ khi con thi được 8 điểm, hớn hở vui mừng nói cho cha mẹ biết, cha mẹ lại nói rằng "Sao không được 9 điểm?". Khi trẻ thi được 9 điểm, cha mẹ lại hỏi "Sao chỉ có 9 điểm? Không thi nổi 10 điểm à?". Khi trẻ đứng thứ 2, cha mẹ sẽ nói có gì mà đáng tự hào, dù gì cũng chả phải là xếp thứ nhất. Phụ huynh như vậy dễ dàng nuôi dưỡng một đứa trẻ tự ti, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của con mình.
Cha mẹ nên nhìn nhận một cách chính xác về từng bước trưởng thành của con mình, đồng thời phải có sự khẳng định, khích lệ một cách khách quan với trẻ nhỏ. Như vậy mới giúp trẻ nhận thức đúng đắn về bản thân, càng tự tin hơn! Còn với khiêm tốn, nên để cho trẻ biết rằng lúc cần khiêm tốn thì khiêm tốn, lúc không cần khiêm tốn thì không phải khiêm tốn.
Hiểu Đan