Đừng vội trách mắng con càng ngày càng mất tập trung, lỗi tại cha mẹ làm những điều này mỗi ngày mà không hay biết

(Tổ Quốc) - Khả năng tập trung của trẻ có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập cũng như hiệu quả làm việc sau này. Trong khi đó, người lớn lại rất dễ có những hành vi gây trở ngại sự chuyên chú của trẻ.

Khả năng tập trung của trẻ trước tuổi đi học được tính như thế nào?

Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ, thời gian trẻ có thể tập trung được tính bằng với số độ tuổi sinh lý của trẻ hoặc cộng thêm 1. Ví dụ trẻ 2 tuổi thì thời gian chuyên chú vào một vật hay việc gì đó khoảng 2 - 3  phút. Tuy nhiên khi đến tuổi đi học, do tác động của hoàn cảnh và những can thiệp của người xung quanh khiến cho thời gian tập trung của trẻ có thể bị giảm xuống.

Khả năng tập trung của trẻ yếu kém là do người lớn cứ làm những điều này mà không biết - Ảnh 1.

Khả năng tập trung của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài.

Những nhân tố ảnh hưởng bất lợi đến khả năng tập trung của trẻ mà người lớn cần thay đổi

Môi trường sống thường bị nhiễu

Đơn cử như khi chúng ta cho trẻ ngồi chơi ở nhà nhưng tivi vẫn luôn bật và các loại âm thanh này giống như "làm nhạc nền" trong môi trường trẻ đang sinh hoạt. Bạn nghĩ tiếng ồn trong tivi thì không có hại gì nhưng thực tế nó vẫn ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh chiều chuộng con nên mua thật nhiều đồ chơi đến mức đồ chơi nằm la liệt. Khi có quá dư thừa sự lựa chọn thì trẻ ít khi chuyên tâm vào một vật nào và rất mau chán. Biểu hiện là mỗi món đồ trẻ chỉ chơi một lúc lại bỏ đi và lấy cái khác. Vì vậy, dù trẻ chơi một mình thì bạn vẫn nên tạo không gian yên tĩnh và dễ chịu cho trẻ.

Khả năng tập trung của trẻ yếu kém là do người lớn cứ làm những điều này mà không biết - Ảnh 2.

Hãy tạo môi trường yên tĩnh, thoải mái cho trẻ khi chơi để giúp bé dễ dàng tập trung và thỏa sức sáng tạo

Tư thế ngồi không thoải mái

Các chuyên gia trẻ em cho biết: Khi bạn dạy trẻ con ngồi với tư thế không đúng thì phổi của trẻ không thể hoàn toàn mở rộng, hô hấp cạn đi, cơ thể không nhận được đủ oxi, tuần hoàn máu trở ngại, tốc độ tiêu hao oxi ở não tăng nhanh… Tất cả những yếu tố này đều khiến sự chú ý của trẻ bị phân tán.

Muốn trẻ ngồi đúng tư thế và thấy thoải mái, trước hết bạn cần rèn luyện sức bền của cơ cho trẻ, nghĩa là khuyến khích trẻ tích cực vận động thể chất phù hợp với độ tuổi và sức khỏe. Tiếp theo, bạn cần chọn bộ bàn ghế thích hợp cho trẻ, đặc biệt là khi trẻ đã 2 - 3 tuổi thì không nên chỉ ngồi chơi trên sàn nhà. Bạn có thể chọn cho trẻ một bộ bàn ghế thấp và hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế.

Cho trẻ tiếp xúc các đồ điện tử quá sớm

Ngày nay hầu như bố mẹ đều cho trẻ nhỏ xem tivi, nghịch điện thoại khi còn chưa chập chững biết đi. Hành vi này của người lớn vô cùng có hại cho sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ. Ở trạng thái này, trẻ không có sự chủ động vận dụng và kiểm soát sự tập trung bằng toàn thân mà chỉ đơn giản là ánh mắt "treo" ở màn hình và não thì trống rỗng.

Vội vàng trách mắng con càng ngày càng mất tập trung, lỗi tại cha mẹ làm những điều này mỗi ngày mà không hay biết - Ảnh 3.

Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc sớm với các thiết bị hiện đại không những chẳng rèn luyện được khả năng tập trung của trẻ mà ngược lại còn làm giảm hiệu quả của nó. Sự chuyên chú tích cực đòi hỏi khi đó trẻ phải tận dụng được các bộ phận trên cơ thể và có sự tư duy, sáng tạo vào một sự vật hay sự việc nào đó. Bạn có thể khích lệ trẻ phát huy sự tập trung vào tranh ảnh và những thứ trong tự nhiên sẽ tốt hơn.

Người lớn thường "làm phiền" trẻ không cần thiết

Một ví dụ điển hình là khi trẻ đang ngồi chơi một mình thì các thành viên trong gia đình cứ đi qua đi lại và hỏi "Có khát nước không? Có mệt chưa? Thôi nghỉ một lát đi"… Hoặc một kiểu "quấy rầy" khác là can thiệp vào việc chơi của trẻ. Bạn thấy trẻ chơi chưa đúng cách thì lên tiếng chỉnh sửa nhưng không biết rằng trẻ con có cách chơi riêng của mình mà không cần hợp lý.

Khi trẻ đang mải mê với một món đồ chơi, nếu không xảy ra vấn đề ảnh hưởng đến an toàn hay sức khỏe của trẻ thì bạn cứ để trẻ tự do sáng tạo trò chơi của mình. Những câu hỏi hay hành động quan tâm của người lớn đôi khi lại khiến trẻ bị phân tán sự chuyên tâm, cảm thấy mất hứng và không thoải mái. Bạn có thể đặt ra khoảng thời gian cụ thể và để trẻ được tự chủ khi chơi.

Khả năng tập trung của trẻ yếu kém là do người lớn cứ làm những điều này mà không biết - Ảnh 4.

Mặc dù người lớn không nên làm phiền khi trẻ chơi đùa nhưng vẫn cần quan sát để kịp thời hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

Không cho trẻ sự hỗ trợ kịp thời

Nếu như nói bạn không nên quấy rầy khi trẻ chơi thì một số trường hợp khác vẫn cần chú ý để đáp ứng tín hiệu "cầu cứu" từ trẻ. Không phải trẻ không tập trung tốt mà có lúc năng lực chưa đủ. Ví dụ trẻ không thể lắp lại con robot đã tháo rời mà người lớn không quan sát trợ giúp thì trẻ sẽ cảm thấy bất lực, tức giận và khó có sự chuyên tâm về sau.

Thiếu tôn trọng trẻ

Có một thực tế là khi cảm thấy không được tôn trọng sở thích hay hành động của mình, trẻ không những bị tổn thương trong tâm lý mà còn gây trở ngại cho khả năng tập trung của trẻ. Người lớn chúng ta vì quan tâm quá mức mà đôi khi thay trẻ lựa chọn đồ chơi, cách chơi thậm chí là bạn cùng chơi. Hành vi này làm trẻ bị áp lực và mất hứng thú thì làm sao có thể chuyên tâm được.


Lạc Tâm

Pcbaby

Tin mới