Dạy con theo cách của Lý Tiểu Long: Mỗi bài học chỉ tóm gọn trong một câu nói nhưng lại đủ sức làm thay đổi cả một con người

(Tổ Quốc) - Những chia sẻ chân thực và đầy cảm động về cách nuôi dạy con của Lý Tiểu Long qua lời kể của cô con gái thứ 2 - Lý Hương Ngưng.

Lý Tiểu Long là một ngôi sao phim võ thuật, tham gia hàng loạt những bộ phim nổi tiếng của thập kỷ 70. Ông cũng là một tượng đài võ thuật trong lòng người hâm mô bởi khả năng phi phàm của mình.

Khi lui về cuộc sống thường nhật, rời xa ánh đèn sân khấu, ông lại là một giáo viên, một người chồng, người cha tâm huyết và yêu thương gia đình hết lòng hết dạ.

Dạy con theo cách của Lý Tiểu Long “ngắn gọn nhưng sâu cay”: Mỗi bài học chỉ tóm gọn trong một câu nói nhưng lại đủ sức làm thay đổi cả một con người - Ảnh 1.

Chân dung Lý Tiểu Long khi còn trẻ.

Trong những cuộc trò chuyện với các tờ báo lớn, con gái thứ 2 của ông là Lý Hương Ngưng đã chia sẻ về những bài học mà cha đã dạy mình. Đối với Lý Hương Ngưng những bài học ấy quả thật đều rất ngắn gọn nhưng ý nghĩa bao trùm lại quá sâu rộng. Thậm chí đến tận khi trưởng thành và già đi cô vẫn có thể học hỏi từ những bài học sâu sắc ấy.

Dưới đây là 7 bài học mà Lý Tiểu Long thường xuyên giáo dục các con mình:

1. Hãy làm sạch tâm trí, vô hình, vô sắc giống như nước

"Khi bạn đổ nước vào một cái ly, người ta sẽ gọi đó là ly nước. Khi bạn đổ nước vào một cái chai, người ta sẽ gọi đó là chai nước. Khi bạn đổ nước vào ấm trà, nó sẽ trở thành ấm trà. Nước có thể chảy hoặc vỡ ra. Hãy để tâm trí của bạn tự nhiên nhất".

Ý tưởng giữ tâm trí trong như nước xuất phát từ Đạo giáo, triết học cổ đại Trung Quốc đã 2.500 năm tuổi. Lý Tiểu Long đã học theo Đạo giáo ngay từ khi còn là một võ sinh trẻ tuổi nhưng ông cũng có những cách nhìn nhận vấn đề theo con mắt riêng của mình. Khi giữ tâm trí của mình sạch trong như nước, con có thể đặt mình vào bất kì hoàn cảnh nào mà không sợ khó khăn hay chướng ngại vật.

2. Luôn tiến về phía trước

Khi đứng trước những năm tháng khó khăn khi không có được công việc và thu xứng đáng từ việc đóng phim bởi sự chuyển giao giữa dòng phim hành động anh hùng và dòng phim Hong Kong. Lý Tiểu Long đã phải vật lộn để nuôi cả gia đình và bị thương nặng ở lưng. Bác sĩ cũng từng nói rằng ông sẽ không bao giờ sử dụng võ thuật hay thậm chí là đi lại bình thường được nữa, nhưng ông đã không tin vào điều đó.

Lý Tiểu Long quyết định tự nghiên cứu về cơ thể và chữa bệnh cho chính mình. "Tiến vế phía trước" là điều mà ông luôn nhắc nhở các con và cũng là lời ông nhắc nhở chính mình. Cụm từ này được ông viết ngay sau danh thiếp của bản thân để giúp tinh thần luôn lạc quan và kiên cường trước mọi nghịch cảnh.

3. Kiên trì theo đuổi mục tiêu

Năm 1969 khi mới 29 tuổi, Lý Tiểu Long đã viết ra mục tiêu lớn nhất của cuộc đời mình và suốt những năm tháng sau đó, ông kiên trì theo đuổi mục tiêu này. Ông gọi đó là "mục tiêu quan trọng xác định của cuộc đời".

"Tôi, Lý Tiểu Long, sẽ trở thành ngôi sao võ thuật phương Đông được trả lương cao nhất tại Mỹ. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để mang đến những bài trình diễn tuyệt vời nhất. Từ những năm 1970 trở đi, tôi sẽ phải trở nên nổi tiếng khắp thế giới và cho đến năm 1980, tài sản của tôi sẽ phải đạt ít nhất 10 triệu USD. Tôi sẽ sống theo cách mà tôi muốn để đạt được thành công và hạnh phúc".

Bài học này ông cũng truyền lại một cách sâu sắc cho các con mình, với ông không có mục tiêu tức là đã bỏ phí cả cuộc đời.

4. Vượt qua nghịch cảnh

Năm 1993, con trai ông là Lý Kiến Hào đột ngột qua đời do một tai nạn khi quay bộ phim của chính mình - The Crow. Kiến Hào cũng là diễn viên trong phim và chuẩn bị kết hôn vài tuần sau đó. Thế nhưng mọi thứ đã kết thúc một cách chóng vánh và ngắn ngủi. Chuyện này đã khiến cả gia đình Lý Tiểu Long đau buồn trong suốt nhiều năm.

Dạy con theo cách của Lý Tiểu Long “ngắn gọn nhưng sâu cay”: Mỗi bài học chỉ tóm gọn trong một câu nói nhưng lại đủ sức làm thay đổi cả một con người - Ảnh 2.

Nhưng trong nỗi đau ấy, huyền thoại võ thuật này đã dạy cô con gái còn lại của mình cách để vượt qua đau buồn:

"Trong cuộc sống của chúng ta, ai cũng phải vật lộn đấu tranh với những khó khăn, dù lớn hay nhỏ. Hãy bắt đầu bằng việc quan sát, đừng vội đưa ra phán xét. Nhìn mọi việc theo hướng tích cực và tìm cách giải quyết vấn đề, con sẽ luôn tiến về phía trước".

5. Lĩnh hội những điều bổ ích, từ chối những thứ vô ích và bổ sung những cái của riêng mình

Lý Tiểu Long là một người đàn ông luôn học hỏi, cầu tiến và phát triển. Năm 1964, câu lạc bộ Kung Fu truyền thống của ông ở San Francisco bị cạnh tranh bởi những người trẻ đang dạy Kung Fu cho sinh viên thuộc mọi chủng tộc. Người ta nói rằng ông Lý đã thua và buộc phải đóng cửa studio ở Oakland.

Tuy nhiên, Lý Tiểu Long đã đồng ý thách đấu và ông đánh bại đối thủ chỉ trong vòng chưa đầy 3 phút. Mặc dù ông thắng và có quyền tiếp tục duy trì hoạt động của studio nhưng ông lại không cảm thấy vui vẻ. Ông bắt đầu sáng tạo thêm ra những phong cách cho riêng mình. Bài học mà ông rút ra cho các con mình chính là:

"Trong cuộc sống cũng vậy, nếu con chỉ cố gắng sao chép và bắt chước hình mẫu từ người khác, con sẽ không bao giờ tiến bộ được. Đừng đi trên con đường do người khác tạo ra, hãy tạo ra con đường cho chính mình và theo đuổi nó đến cùng".

6. Lấy không thể làm có thể, lấy vô hạn làm hữu hạn

Bên cạnh võ thuật, Lý Tiểu Long còn thiết kế đồ họa, các dụng cụ tập thể dục, điêu khắc, giầy dép, quần áo và đồ uống. Ông cho rằng, quá trình tự phát triển bản thân luôn đòi hỏi 4 bước: sự đam mê, tính lưu động, sự trống rỗng và thành công.

Bởi thế ông không ngừng giáo dục và thúc đẩy các con vượt qua giới hạn của chính bản thân mình, chỉ có vậy mới có thể làm nên kỳ tích.

7. Gia đình là điều quan trọng nhất

Học sinh của Lý Tiểu Long có rất nhiều, cả nam và nữ thuộc mọi tầng lớp, chủng tộc khác nhau. Ông luôn cho rằng tất cả đều giống như anh chị em trong một gia đình lớn. Thậm chí khi phải đối mặt với những lời miệt thị ở Hollywood hay khi bị nói rằng một diễn viên châu Á không thể đóng vai chính trong phim Hollywood, ông cũng không bao giờ cảm thấy tức giận.

Dạy con theo cách của Lý Tiểu Long “ngắn gọn nhưng sâu cay”: Mỗi bài học chỉ tóm gọn trong một câu nói nhưng lại đủ sức làm thay đổi cả một con người - Ảnh 3.

Lý Tiểu Long luôn dạy các con gia đình là điều quan trọng nhất.

Ông tự viết kịch bản cho riêng mình và làm phim để ca ngợi vẻ đẹp của văn hóa châu Á. Ông không bao giờ ganh tỵ với người khác, ông sống với sứ mệnh lớn nhất của cuộc đời mình là trở thành một Lý Tiểu Long như ông muốn. Uy tín và tài năng của ông thu hút mọi người, nhưng triết lý sống của ông mới là thứ truyền sức mạnh cho cả thế giới.

Bài học cuối cùng này không được ông nói thành lời nhưng lại chứng minh bằng hành động chân thành trong suốt cuộc đời mình.

Đã 47 năm kể từ ngày Lý Tiểu Long qua đời, nhưng những di sản mà ông để lại vẫn còn đó và trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho hàng triệu người trên thế giới, kể cả những người không sinh ra cùng thời với ông. Những bài họ dạy con, nhưng kinh nghiệm sống hay đơn thuần chỉ là một câu nói động viên cũng đã khiến ông đã trở thành biểu tượng của sức mạnh, sự kiên trì và lòng quả cảm.

Dạy con theo cách của Lý Tiểu Long: Mỗi bài học chỉ tóm gọn trong một câu nói nhưng lại đủ sức làm thay đổi cả một con người - Ảnh 4.

 

Mây

Tin mới