Cháu trai làm vỡ đồ chơi của bạn cùng lớp và bị đòi bồi thường hơn 7 triệu đồng, ông nội nói một câu khiến phụ huynh "câm nín"

(Tổ Quốc) - Nghe xong những lời này, vị phụ huynh kia đột nhiên không thốt nên lời. Chuyện đòi bồi thường cũng không nhắc tới nữa.

Bé Tiểu Quân (Trung Quốc) năm nay học tiểu học, vì bố mẹ đi làm xa nên cậu bé ở cùng ông bà nội từ nhỏ. Tuy vậy, bé rất thông minh, hòa đồng, học lực rất tốt. Một ngày nọ, ông của Tiểu Quân nhận được điện thoại từ giáo viên, thông báo cô bé làm vỡ đồ chơi của bạn cùng lớp và bên kia yêu cầu bồi thường 2000 nhân dân tệ (tương đương 7 triệu đồng). 

Nguyên nhân xuất phát từ việc Tiểu Quân bị một bạn trai trêu chọc là "đồ không có cha", khi bé phản ứng liền bị bạn dùng xe đánh vào người. Tiểu Quân giựt xe ném đi khiến chiếc xe đắt tiền bị vỡ.

Cháu trai làm vỡ đồ chơi của bạn cùng lớp và bị đòi bồi thường hơn 7 triệu đồng, ông nội nói một câu khiến phụ huynh kia không nói nên lời - Ảnh 1.

Chiếc xe bị gãy và phụ huynh yêu cầu bồi thường hơn 7 triệu đồng.

Sau khi tìm hiểu rõ sự việc từ hai phía, trong buổi gặp hai bên, trước phản ứng giận dữ của bố mẹ bé trai, ông của Tiểu Quân hỏi vặn lại: "Tất nhiên nếu làm vỡ đồ chơi thì cháu tôi phải đền tiền. Nhưng nói bồi thường 2000 tệ thì phải lấy hóa đơn, nếu không chúng ta chỉ có thể trả bằng giá của một món đồ chơi tương tự. Ngoài ra, con trai bà không hẳn vô can trong chuyện này. Bị tung tin đồn thất thiệt, bà cũng nên bồi thường cho cháu tôi một ít tổn thất tinh thần chứ?".

Nghe xong những lời này, vị phụ huynh kia đột nhiên không thốt nên lời. Chuyện đòi bồi thường cũng không nhắc tới nữa.

Trên thực tế, việc trẻ em xung đột ở trường là điều bình thường. Cũng như người lớn, trẻ có những xung đột với người khác từ nhiều lý do: Mâu thuẫn lợi ích; Sự bất hòa và đối lập về tình cảm, ý chí, động cơ; Đụng độ về tính cách… Tùy theo sự phát triển tâm lý của độ tuổi, trẻ sẽ có những xung đột đặc trưng. 

Cháu trai làm vỡ đồ chơi của bạn cùng lớp và bị đòi bồi thường hơn 7 triệu đồng, ông nội nói một câu khiến phụ huynh kia không nói nên lời - Ảnh 2.

Có những cha mẹ bình tĩnh xử lý, nhưng cũng có phụ huynh bênh con chằm chặp, vì sĩ diện đã có hành động phản ứng thái quá với đối phương hay đổ lỗi ngược lại cho trẻ. Điều này có thể dẫn tới việc trẻ có thể trở nên ích kỷ, tự cao tự đại vì được "bảo kê", trẻ căm ghét "đối thủ" hoặc dằn vặt bản thân vì làm sai...

Thật ra không ai là người bạn tốt của con hơn cha mẹ trong cuộc đời này, vì thế phụ huynh cần lắng nghe con và bạn con cùng trình bày quan điểm; gợi mở cho trẻ đánh giá về bên kia như thế nào, tìm ra lý do có thể giải thích được vì sao trẻ lại có sự đánh giá và hành động như vậy.

Trò chuyện nhiều hơn, tỉ tê tâm sự với trẻ để tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi vì sao, giúp trẻ đi đến tận cùng nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó giúp trẻ tự phát hiện cách giải quyết phù hợp. Chịu khó kiên trì khai thác thông tin, kiên nhẫn với những thái độ nhất thời của con, hoặc có thể nhờ quyền trợ giúp từ những người trẻ yêu mến.

Hiểu Đan

Tin mới