(Tổ Quốc) - Xem cách bà ngoại xử lý tình huống là biết đứa trẻ được dạy dỗ chu đáo đến thế nào.
Một ngày giữa tháng 12, bà nội bé Bảo Bảo (8 tuổi) đang chuẩn bị đi đón cháu thì nhận cuộc gọi gấp từ giáo viên. Hóa ra, cậu cháu đích tôn đã đánh lộn với bạn học ở trường khiến bạn vỡ mắt kính. Gia đình bạn kia đòi bồi thường 2 triệu theo giá gốc, cô giáo đành phải mời hai bên cùng tìm phương án xử lý.
Khi bà ngoại đến, gia đình cậu bé kia nhất quyết cho rằng Bảo Bảo đã đánh người còn gây tổn hại vật chất, chính vì thế gia đình Bảo Bảo phải có trách nhiệm đền 100% giá trị món đồ. Chỉ im lặng nghe chuyện từ đầu tới cuối, bà ngoại Bảo Bảo lúc này mới từ tốn bảo: "Xin anh chị bình tĩnh, hãy hỏi kĩ trước khi nói về tiền bồi thường!".
Rồi bà quay sang cháu mình, nói nhỏ nhẹ, trấn an: "Đừng lo lắng, hãy nói cho bà xem chuyện gì đã xảy ra vậy?". Lúc này, Bảo Bảo đang đứng run sợ ở góc phòng mới dám lên tiếng: "Chính bạn ấy đã mắng con trước, nhưng khi con đáp trả thì lại bị bạn ấy đánh. Con chỉ đánh trả thôi, thật đấy. Và cô giáo đến. Đó không phải lỗi của con!".
Bình thường Bảo Bảo rất ngoan, ở nhà chưa bao giờ cãi mẹ, đi học cũng không gây gổ với ai bao giờ. Tuy nhiên, bà ngoại vẫn kéo cậu bé sang phía bạn học để nhận lỗi: "Anh chị đã hỏi chuyện con trai mình chưa? Mọi người đã biết nguyên nhân 2 đứa trẻ xô xát chứ? Bảo Bảo không đánh con các vị, nhưng chúng đã đánh nhau. Và việc cậu bé bị thương cũng như vỡ kính là sự thật, vô tình hay hữu ý thì chúng tôi cũng xin lỗi".
Bà và Bảo Bảo cúi người xuống xin lỗi cậu bé kia. Sau khi đối phương nguôi ngoai, bà nội lại tiếp tục: "Vì cả hai đứa trẻ đã đánh nhau, vì thế hai bên đều phải có trách nhiệm. Việc bồi thường giá gốc cho chiếc mắt kính là không thể nào". Phụ huynh của cậu bé kia hiện giờ cũng chỉ ú ớ. Sau cùng, họ đồng ý nhận 500 nghìn đồng hỗ trợ từ bà ngoại của Bảo Bảo. Vấn đề được giải quyết, phụ huynh 2 bên đều thấy thỏa đáng, giáo viên thở phào. Và tuyệt nhất, 2 đứa trẻ được giáo viên, phụ huynh tác động làm hòa, cầm tay nhau đi vào lớp. Cô giáo phụ trách thích cách tiếp cận và xử lý vấn đề của bà ngoại.
Con đánh nhau với bạn cùng lớp phải làm sao?
Theo các chuyên gia tâm lý, nếu con bị bắt nạt ở trường, cha mẹ hãy trao đổi vấn đề này với nhà trường, thầy cô để họ để ý kịp thời tới con mình. Cha mẹ có thể gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt con mình để hai gia đình cùng nhau đưa ra được phương án thích hợp.
Có những phụ huynh dạy con đối phó rất sai lầm như: Nên im lặng, một điều nhịn là chín điều lành, quả nhiên, đứa trẻ đó ngày càng sợ hãi, thu mình, lầm lỳ, ít nói. Có nhiều phụ huynh còn dạy con đánh trả lại, đó cũng không phải là điều hay.
Điều cha mẹ nên làm là khuyên con bình tĩnh, cương quyết "dằn mặt" trẻ bắt nạt mình bằng chiêu: nhìn thẳng vào họ và dõng dạc nói "không được trêu tớ nữa". Trang bị cho con những cách đối phó với việc này: Cách chọn bạn, tránh xa những bạn không tốt, mở rộng mối quan hệ bạn bè thông qua việc tham gia các hoạt động trường lớp, cho con học võ. Dạy con đi đâu cũng nên đi đông, tránh đi một mình vào chỗ khuất tầm nhìn của người lớn và tuyệt đối không đáp trả bạn bằng vũ lực.
Cho con theo các lớp học võ, con sẽ học được thêm cả các cách thức giữ bình tĩnh và nghĩ cách xử lý tình huống hợp lý mà không cần sử dụng đến bạo lực.
Hiểu Đan