Bộ tranh khiến nhiều cha mẹ giật mình: Bản thân là kẻ "đạo đức giả" đích thực, cấm đoán con nhưng lại hành động sai trái!

(Tổ Quốc) - Mặc dù muốn tốt cho con, song đôi lúc cha mẹ lại trở thành những kẻ đầy mâu thuẫn.

Cha mẹ luôn mong con những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Thế nhưng, đôi khi họ lại vô tình làm tổn thương con cái bằng tình yêu thương và sự bao bọc quá mức.

Họ có thể ra lệnh, yêu cầu, thậm chí ép buộc trẻ để con vào khuôn khổ. Thế nhưng, chính bản thân cha mẹ lại phá vỡ nguyên tắc mà họ đặt ra cho con cái. Chính những điều ấy khiến trẻ cảm thấy bối rối. Chúng cảm thấy cha mẹ thật mâu thuẫn.

Trang Bright Side đã tổng hợp lại một số tình huống "đạo đức giả" điển hình của cha mẹ mà đôi khi họ không nhận ra:

1. Con không được nói dối mọi người, nhưng mẹ có thể

Cha mẹ dạy con cái không được nói dối và ra rả về các hậu quả cho hành vi không tốt ấy. Nhưng thừa nhận đi, chính người lớn lại thường xuyên phá vỡ quy tắc này! Những lời nói dối vô hại, hoặc nói dối để che giấu sự thật, hoặc nói dối nhằm nịnh bợ, lấy lòng ai đó thường xuyên xuất hiện trong các câu chuyện của người lớn.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

2. Con phải ngủ 1 mình, mẹ thì không.

Phụ huynh cho rằng, ngủ chung sẽ khiến trẻ không tự lập. Vì thế, không ít cha mẹ từ chối nằm cùng với con cho đến khi chúng ngủ.

Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao người lớn ngủ chung phòng mà trẻ con lại phải tách ra? Một số nhà tâm lý học cho rằng ở bên cạnh khi con đi vào giấc ngủ sẽ giúp tạo ra một sợi dây tình cảm bền chặt hơn và cải thiện sức khỏe tinh thần của trẻ.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

3. Bố mẹ có thể quyết định khi nào đói, còn con thì không.

Mặc dù ăn uống lành mạnh sẽ tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, người lớn cũng có những sở thích không lành mạnh cho lắm. Thậm chí, đôi khi phụ huynh tự chiều chuộng bản thân bất cứ khi nào muốn. Ví dụ, bỏ bữa sáng nếu không đói hoặc bỏ dở bữa xế chờ đói ăn tiếp...

Nhưng với trẻ em, quyền tự quyết định bữa ăn thật xa xỉ và có khi bị tước đoạt đi. Các bé luôn phải tuân theo các quy tắc của cha mẹ, ngay cả khi người lớn không phải lúc nào cũng tuân theo những quy tắc ấy.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

4. Người lớn có thể dành hàng giờ dán mắt vào điện thoại, nhưng trẻ nhỏ không thể.

Trung bình, người lớn dành hơn 3 giờ mỗi ngày để sử dụng di động, chưa kể thời gian làm việc trên laptop hay xem TV.

Và mặc dù việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử với con cái là lành mạnh, nhưng cha mẹ cũng nên tự soi lại mình. Nếu không thể ngừng dán mắt vào điện thoại thì những lời răn dạy con cái trông thật... đạo đức giả.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

5. Cha mẹ có thể mặc quá ấm hoặc quá lạnh, nhưng bạn không thể.

Một số cha mẹ có thể lo lắng quá mức về tình hình sức khỏe của con. Do đó, họ luôn cho trẻ mặc thật nhiều quần áo nhằm chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết. Thế nhưng, sai lầm phụ huynh thường gặp là không dựa trên cảm giác thực sự của đứa trẻ, mà theo phán đoán của bản thân.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

6. Con phải học cách chia sẻ, nhưng người lớn thì không.

Cha mẹ thường dạy trẻ phải chia sẻ đồ chơi của mình cho anh, chị, em hoặc bạn bè. Nhưng ngược lại, người lớn lại có tính chiếm hữu rất cao, không muốn hy sinh sự thoải mái của mình.

Trẻ em là những cá thể riêng biệt, cũng có những nhu cầu và ý kiến riêng. Vì vậy giữa yêu cầu lành mạnh nhưng cũng phải chú tâm tới ý kiến của con.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

7. Con phải làm những gì cha mẹ yêu cầu ngay lập tức, cha mẹ vẫn... không.

Cha mẹ luôn mong con cái thực hiện mệnh lệnh của mình ngay lập tức, bất kể đứa trẻ đang làm gì. Thế nhưng, khi con cái yêu cầu cha mẹ lại phớt lờ hoặc trì hoãn, khiến trẻ nghĩ rằng mong muốn và ý kiến của chúng không quan trọng. Có thể khi đó cha mẹ thật sự bận rộn, nhưng dưới góc nhìn của một đứa trẻ thì cha mẹ đang hành động một cách không công bằng.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

8. Cha mẹ không quan tâm đến mong muốn của con, nhưng con phải quan tâm cảm xúc của cha mẹ.

Trẻ nhỏ thường khó nhận ra và quản lý cảm xúc của mình. Do đó, chúng sẽ bộc lộ một cách không hề giấu giếm. Tuy nhiên, cha mẹ đôi khi lại bỏ qua cảm xúc của trẻ để trừng phạt hoặc ép buộc chúng. Trong khi đó, phụ huynh cũng có xu hướng xả hơi theo sự lên xuống của cảm xúc.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

9. Con phải trở lên tốt hơn, nhưng cha mẹ thì không.

Cha mẹ muốn con cái họ thành công trong cuộc sống và thúc đẩy chúng học tập và thử những thử thách nho nhỏ. Khi đứa trẻ cảm thấy buồn chán hoặc không có động lực, cha mẹ thuyết giảng 1 tràng những lý lẽ rằng tại sao con lại cần kiến thức này trong cuộc sống. Thế nhưng, khi nhìn lại thì chính phụ huynh lại thật mâu thuẫn. Nhiều người không thể làm gương cho con cái và làm ngược lại những gì họ đã nói.

Bộ tranh khiến cha mẹ sẽ giật mình, hóa ra mình chính là kẻ

10. Khuyên con không cần ngại thể hiện bản thân, nhưng cha mẹ lại rất sợ dư luận.

Người lớn thường coi con cái là phiên bản tốt nhất của chính mình. Vì vậy họ có xu hướng thúc ép trẻ làm những điều có thể chúng không thích hoặc sợ hãi với mong muốn con sẽ tốt lên.

Việc khuyến khích con trở thành con người thật của chính mình là tốt. Nhưng vấn đề là cha mẹ đôi khi mong đợi quá nhiều những điều bản thân còn chưa thể làm được.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

11. Con không nên lo lắng về những điều xung quanh, nhưng cha mẹ thì có.

Cha mẹ muốn con cái của họ được hạnh phúc và không phải lo lắng. Nhưng trẻ em là những cá thể độc lập, có cuộc sống riêng và cảm xúc riêng. Dù những vấn để con gặp phải là nhỏ bé so với vấn đề của cha mẹ, nhưng với tầm nhận thức của trẻ thì việc lo lắng là dễ hiểu.

Thế nhưng, nhiều cha mẹ khuyên con mình đừng lo lắng về những thứ xung quanh, bản thân họ lại không ngừng sợ hãi đủ thứ.

Cha mẹ sẽ giật mình khi nhận ra mình chính là những kẻ

Nguồn: Brightside

M52

Tin mới