(Tổ Quốc) - Ông bố từng tốt nghiệp đại học danh giá nhưng vẫn phải lên mạng "cầu cứu" bài toán của con trai đang học tiểu học.
Mặc dù việc cha mẹ dạy kèm bài tập về nhà cho con có thể cải thiện tốc độ và chất lượng bài tập nhưng không phải bài nào phụ huynh cũng giúp con làm ngon ơ. Thêm vào đó, chương trình ngày nay đã khác xưa rất nhiều, đặc biệt là môn toán.
Nếu ngày xưa các cha mẹ chỉ học theo kiểu đơn giản 1 1 = 2, 2 2 = 4, thì nay nhiều bài toán tiểu học nhưng khá lắt léo. Thực sự có những phép tính rất dễ, tính ra đáp án rất nhanh, nhưng hỏi về bản chất thì hóa ra bạn đã sai mất rồi.
Mới đây, cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự bối rối trước một bài toán tiểu học. Trông qua thì có vẻ đơn giản nhưng nhận kết quả sau khi cô giáo chấm thì ai cũng hoang mang.
Phụ huynh đăng tải bài tập này lên mạng xã hội cho rằng, bản thân mình tốt nghiệp đại học thuộc dự án 985 (Là những trường đại học được cho là có các tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ giáo dục, cơ sở vật chất… đẳng cấp thế giới. Hiện tại có 39 trường đại học thuộc dự án 985 ở Trung Quốc) nhưng không thể nghĩ ra đáp án.
Đây là một câu hỏi mở rộng với đề bài tìm các số A, B, C được đặt theo phép tính cộng hàng dọc. Điều kiện đưa ra là "ABC BC = 6B6" và câu trả lời được viết bởi đứa trẻ là "A = 6, B = 0, C = 3". Thoạt nhìn ai cũng nghĩ đáp án này là đúng: 603 03 = 606. Rất dễ dàng để nhìn ra đáp án. Cô giáo cũng chấm ĐÚNG cho bài tập này.
Tuy nhiên phụ huynh chỉ ra rằng BC là số có hai chữ số, vì vậy B không thể là 0. Bên cạnh đó, khi học đặt tính theo lý thuyết cũng không có trường hợp số 0 đứng đầu như 03 cả. Như thế, câu trả lời của đứa trẻ là chưa chính xác.
Tuy nhiên vì cô giáo đã cho rằng kết quả này đúng nên đã khiến các bậc phụ huynh hơi bối rối, không biết giải thích thế nào cho con hiểu?
Trước đó, một bài toán tính số bóng đèn cũng khiến nhiều phụ huynh bất ngờ. Theo đó đề bài cho là "Trong lớp có 11 đèn, 4 đèn tắt, trong lớp có bao nhiêu đèn?". Hầu như các em đều trả lời là "11 - 4 = 7 (đèn)" nhưng đều bị gạch sai.
Sau khi cha mẹ đã phản hồi, giáo viên giải thích: "Câu hỏi đặt ra là khoảng bao nhiêu đèn còn lại trong lớp học, không phải là có bao nhiêu đèn còn sáng, vì vậy câu trả lời đúng là 11 đèn".
Sau đấy, có rất nhiều phụ huynh đồng tình với cô giáo. Họ tin rằng điều này giúp trẻ đỡ rơi vào tình trạng chán học vì cái gì cũng biết cả rồi, từ đó sẽ tăng hứng thú học tập của trẻ lên. Trên thực tế, nếu những bài toán tư duy chỉ là một bài tập nâng cao nhỏ xen kẽ trong những bài toán thông thường để luyện trí thông minh cho trẻ thì cũng là vấn đề tốt.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một vài phụ huynh lật ngược lại vấn đề. Đó là nếu các con liên tục không giải được những bài toán "hack não" như thế này thì liệu sẽ khiến các con cảm thấy mình kém cỏi và đánh mất lòng tự tin hay không?
Dù biết có nhiều bài toán mẹo để rèn luyện tư duy cho trẻ nhưng ở trình độ lớp 1, học sinh còn chưa thông thạo đọc viết, việc đưa ra đề toán lắt léo như này không khác nào làm khó các em và đôi khi ngay cả phụ huynh nữa.
Hiểu Đan