Bé trai đang mếu máo, nghe chị hai nhẹ nhàng nói 1 câu "quyền lực" liền cố nhoẻn miệng cười: Hóa ra tất cả chỉ là cú lừa!

(Tổ Quốc) - Con nít thì sau cùng vẫn là con nít, cũng dễ dụ, dễ bị lừa mà thôi.

Ai cũng bảo con nít dễ tin người, dễ mua chuộc lắm. Thì... đúng thế thật chứ còn gì. Bởi vậy mới có chuyện con khóc thì dọa gặp ông Ba Bị, con không nghe lời lại dọa nhét luôn vào bụng... Mỗi lần nhìn vẻ mặt ngây thơ của tụi nhỏ đúng thật là thương hết chỗ nói. 

Chẳng hạn như thanh niên nhí sau đây, cái miệng đã muốn mếu máo nhưng vì cô chị đáo để dặn: "Cứ khóc là tóc dài thêm đấy. Nếu mà cứ ngừng cười một cái là tóc dài thêm" nên phải gắng mỉm cười trong... đau khổ. Quả thật là một "minh chứng hùng hồn" cho định nghĩa về... cười gượng. Bị chị hai lừa một vố thế kia nên sau đó dù ngồi góc nào cậu bé cũng phải cười ngoác đến mang tai.

Bé trai bị chị dọa khóc là tóc dài thêm.

Dân tình xem clip vừa buồn cười vừa thương cậu nhóc. Có một bà chị lầy lội như thế này thì suốt ngày phải đề phòng kẻo bị troll lúc nào cũng không hay: "Nhớ hồi nhỏ có lần mình khùng khùng, giờ ngủ trưa nhỏ em thì nó khò khò còn mình lăn lộn mãi không ngủ được. Bày trò lấy thuốc đỏ đổ lên ngực, lấy con dao kẹp vô nách, xong tới nằm kế bên con em lăn lộn nhằm đánh thức nó dậy cho nó hết hồn chơi. Nằm lăn lộn cả buổi mà nó vẫn cứ khò khò, cuối cùng đành tiu nghỉu đi dẹp đạo cụ. Chiều về còn bị mắng cho 1 trận vì làm dơ cái áo", một người nhớ lại.

Nếu ai có anh trai, chị gái ắt sẽ hiểu nghịch cảnh "anh chị em như chó với mèo". Nào là tranh giành đồ ăn, mách lẻo, vạch tội trước mặt bố mẹ hay lấy việc "troll" bạn ra làm niềm vui cho cuộc sống. Nhưng sự thật là ngoài những lúc chí chóe, chị gái cũng có lúc dịu dàng, nhẹ nhàng để các cậu em có thể thỏa sức làm nũng, bắt chiều chuộng. Vậy nên lừa em chút xíu cho vui thôi nha, sau đó phải "tự thú" trước bình minh để em khỏi... mỏi cơ miệng, chứ không sau này khó sống với nó lắm đấy cô chị ạ!

Bên cạnh đó, dù biết rằng trong gia đình có con nhỏ, cũng có lúc người lớn nói dối một chút cho vui cửa vui nhà. Tuy nhiên đừng để mọi thứ đi quá xa. Việc dặn dò, cảnh báo để trẻ tự bảo vệ tránh những nguy hiểm là điều cần thiết. Nhưng, nhiều bố mẹ đã lạm dụng việc hù dọa con thông qua các nhân vật không có thật hoặc các clip kinh dị làm ảnh hưởng đến tâm lý cũng như hạn chế khả năng chủ động trong cuộc sống của một đứa trẻ sau này.

Bé trai đang mếu máo, nghe chị hai nhẹ nhàng nói 1 câu

Cười ít có gượng ghê!

Các bậc phụ huynh nên có trách nhiệm với những câu nói đùa của mình. Đồng thời, phải biết để ý, phòng tránh giúp con mình những lời đùa ác ý, không có lợi từ những người xung quanh. Khi chơi đùa, hay đe nẹt con cái cũng phải "tinh tế" và biết "chọn lựa" trong cách nói, đừng gây cho bé một ấn tượng hoảng sợ quá sâu đậm. Biện pháp dọa, hoặc nói đùa là những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt, nhưng lại gây ra những chấn động tâm lý, khiến cho trẻ vô cùng sợ hãi. 

Hiểu Đan

Tin mới