Xu hướng đổ bộ của các chuỗi bán lẻ Nhật Bản vào thị trường Việt Nam

(Tổ Quốc) - Việt Nam nằm trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn trong khu vực Đông Nam Á nói chung và cũng là miếng mồi béo bở đối với các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng.

Người tiêu dùng Việt đã không còn như cách đây mấy chục năm chỉ biết làm sao ăn đủ no, mặc cũng chỉ cần đủ ấm. Đời sống người dân ngày một cải thiện chính là lúc họ nghĩ tới việc ăn ngon và mặc đẹp. Đặc biệt hơn cả là đại bộ phận người tiêu dùng Việt đã biết lựa chọn những sản phẩm phù hợp với thị hiếu, đảm bảo cho sức khỏe của bản thân cũng như cả gia đình.

Là một đất nước đi đầu trong việc chăm sóc sức khỏe bằng những sản phẩm thân thiện, an toàn nên không có gì khó hiểu khi xu hướng lựa chọn hàng Nhật Bản đang được người tiêu dùng Việt ưu tiên hàng đầu.

Có vẻ như chính các doanh nghiệp Nhật Bản cũng nhận ra được điều này mà các mặt hàng đến từ đất nước mặt trời mọc cứ từng bước vào thị trường Việt. Hàng loạt chuỗi bán lẻ mở ra nhằm mở rộng thị phần và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Chuỗi bán lẻ Nhật Bản đổ bộ

Xu hướng đổ bộ của các chuỗi bán lẻ Nhật Bản vào thị trường Việt Nam - Ảnh 2.

Matsumoto Kiyoshi Holdings (một tập đoàn nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dược – mỹ phẩm) vừa ký với Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Hoa Sen (Lotus Food Group) để thành lập liên doanh Matsumoto Kiyoshi Việt Nam.

Đây là sự đổ bộ đáng quan tâm của một chuỗi bán lẻ dược, mỹ phẩm lớn nhất nước Nhật về cả doanh thu lẫn điểm bán. Các sản phẩm dự kiến sẽ được bán chủ lực tại Việt Nam là mỹ phẩm Nhật Bản, mỹ phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, thực phẩm bổ trợ sức khỏe, thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc cơ thể.

Cũng không hề yếu thế, Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản Ryohin Keikaku, đơn vị vận hành hệ thống Muji chuyên các sản phẩm gia dụng và đồ dùng gia đình cũng đã thành lập công ty TNHH MUJI Việt Nam vào tháng 8/2019 nhằm phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Muji Việt Nam được sở hữu 100% bởi Ryohin Keikaku và dự kiến đặt trụ sở và cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo kế hoạch, cửa hàng này sẽ khai trương vào tháng 2/2020.

Hay nhà bán lẻ Takashimaya (có lịch sử 180 năm tại Nhật Bản) cũng mở một cửa hàng 15.000 m2 tại Saigon Center. Đây là cửa hàng đầu tiên của thương hiệu này khi tiếp cận thị trường Việt Nam.

Xu hướng đổ bộ của các chuỗi bán lẻ Nhật Bản vào thị trường Việt Nam - Ảnh 3.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản cũng đang có sự quan tâm tới thị trường 90 triệu dân. Đơn cử như Quỹ đầu tư ACA Investments thuộc Tập đoàn Sumitomo đã rót vốn để nắm 20% cổ phần tại Hệ thống cửa hàng bán lẻ Bibo Mart.

Ngoài ra, những chuỗi siêu thị lớn của Nhật tiếp tục mở rộng thị phần. Như Aeon Mall mở cửa thêm chi nhánh lớn tại Hà Đông. Chuỗi Family Mart của Nhật Bản đã có tới 130 cửa hàng tại Việt Nam và tiếp tục dự định mở thêm 700 cửa hàng vào năm 2020. Hàng loạt các siêu thị đồng giá hàng tiêu dùng Nhật Bản mọc lên như nấm và tạo được sức hút tại thị trường Việt Nam.

Những tín hiệu đáng mừng

Xu hướng đổ bộ của các chuỗi bán lẻ Nhật Bản vào thị trường Việt Nam - Ảnh 4.

Theo thống kê, Nhật Bản đang là nhà đầu tư lớn thứ 2 trong tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. Và Việt Nam cũng trở thành địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư Nhật Bản tại khu vực chỉ sau Trung Quốc.

Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt đã sẵn sàng chịu chi tiền cho các loại thực phẩm an toàn và có chất lượng cao. Điều này thể hiện ở chỗ, chỉ tính riêng doanh số mặt hàng rau an toàn tại các siêu thị Nhật Bản đang đặt tại Việt Nam mỗi năm đã tăng hơn 200% và vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Hay lượng du khách Việt Nam đến mua sắm ở Matsumoto Kiyoshi Holdings tại Nhật đã tăng 150%, với mặt hàng ưa chuộng nhất là thực phẩm chức năng.

Cũng không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn mặt hàng tiện lợi tại để tiếp cận thị trường Việt Nam. Bởi lẽ một cửa hàng bán lẻ trung bình phải mất 6 năm mới bắt đầu hoàn vốn nhưng lại là mô hình tốt cho một cuộc đua đường dài, duy trì chất lượng hàng hóa vì người Nhật chỉ cạnh tranh bằng chất lượng.

Scorpiot

Tin mới