(Tổ Quốc) - Những bữa cơm trưa văn phòng được chị Quỳnh Hoa chuẩn bị hết sức chu đáo khiến ai nhìn cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Chị Quỳnh Hoa và gia đình nhỏ đang sinh sống tại Tokyo - Nhật Bản. Thay vì để chồng ra ngoài ăn tiệm, chị Quỳnh Hoa luôn chuẩn bị sẵn các phần cơm trưa để chồng mang theo đi làm. Những hộp cơm chứa chan rất nhiều tình cảm, sự quan tâm chăm sóc của người vợ dành cho chồng.
Mới đây, chị Quỳnh Hoa đã chia sẻ hình ảnh về bữa cơm trưa văn phòng làm cho chồng trên nhóm Yêu bếp (Esheep Kitchen Family) và nhận được vô số lời khen ngợi cũng như hỏi bí quyết từ các thành viên Yêu bếp.
Thực đơn cơm trưa văn phòng có gì hấp dẫn?
Chị Quỳnh Hoa chia sẻ: "Một hộp cơm mình làm cho chồng trung bình khoảng 500¥ (khoảng hơn 100 ngàn tiền Việt), so với mặt bằng ở Nhật thì tiết kiệm hơn và đủ no để chồng làm việc."
Các phần cơm chị Quỳnh Hoa chuẩn bị luôn đủ đầy dinh dưỡng. Lúc nào cũng có rau, thịt cá, hoa quả tráng miệng, không quên kèm trà sữa hoặc nước hoa quả. Bữa trưa được bày biện chỉn chu và đẹp mắt.
Theo như chị Quỳnh Hoa chia sẻ thì chị thường mua đồ bao gồm thịt, cá vào cuối tuần. Sau đó mang về sơ chế, chia nhỏ cho các bữa. Tối nấu cơm xong chị sẽ chuẩn bị những món mặn mất nhiều thời gian cho cơm hộp bữa trưa của chồng. Những món nhanh gọn thì chị nấu buổi sáng như rau củ... cho đảm bảo.
Biết tính chồng thích ăn thịt hơn các loại hải sản, nên chị Quỳnh Hoa đã khéo léo "nhét" các món ăn có tôm cá vào bữa trưa để bổ sung dinh dưỡng cho chồng. Đồng thời, nếu bữa ăn mà có ít màu xanh của rau củ thì sẽ bù đắp bằng cách làm nước ép trái cây và rau xanh để chồng uống.
Cùng tham khảo thêm một số thực đơn hấp dẫn mà chị Quỳnh Hoa đã tự tay làm cho chồng nhé!
Kinh nghiệm đóng hộp mang cơm trưa đi làm
1. Để thức ăn nguội bớt trước khi đóng hộp
Một số quan niệm sai lầm và thiếu kinh nghiệm mang cơm trưa đi làm cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt sai lầm khi bảo quản đồ ăn đã chế biến.
Một số các bạn thường nghĩ cơm, canh, đồ ăn phải vô hộp khi còn nóng thì buổi trưa mang ra dùng mới ngon. Tuy nhiên thực tế khi làm vậy thì thức ăn sẽ bị tỏa nhiệt và thường đổ mồ hôi, đọng nước và dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn hoặc bốc mùi.
Vì vậy thức ăn sau khi nấu xong bạn hãy để thức ăn nguội dần còn khoảng 40oC – 50oC. Lúc này các bạn hãy cho cơm, canh, đồ ăn vào hộp cơm giữ nhiệt mang đi làm.
2. Chọn các loại hộp bảo quản có chất liệu thủy tinh, inox, men sứ hoặc nhựa chất lượng cao. Tuyệt đối tránh dùng các loại hộp nhựa được chế biến có chất BPA. Độc tố BPA trong nhựa rất nguy hiểm cho sức khỏe.
3. Để bảo quản cơm trong điều kiện tốt nhất, bạn nên dùng các loại hộp đựng cơm giữ nhiệt có 2-3 ngăn/khay riêng biệt, mỗi khay có nắp đậy riêng biệt để đậy kín các món canh, món mặn…
4. Hạn chế mang thức ăn có nhiều nước
Các món thức ăn khô, ít nước sẽ giúp bạn bảo quản dễ hơn, ít bị chảy tràn khi di chuyển, đồng thời giúp bảo quản được lâu hơn.
Với các món mặn bạn có thể chế biến ít nước bằng cách làm cạn nước một chút như thịt kho tiêu, cá kho tiêu, thịt ram, rim mặn, các món chiên, hấp…
Với các món rau bạn có thể dùng rau xào, rau hấp, củ quả hấp… hoặc dùng các món rau quả ăn sống như dưa leo, dưa chuột, cà chua.. hoặc các món kim chi, cải chua.
Tun