Vợ chồng trẻ Hà Nội đúc kết kinh nghiệm, đưa ra 9 món đồ dùng nên mua khi dọn ra ở riêng

(Tổ Quốc) - Những món đồ này giúp ích cho gia đình Minh Nguyệt rất nhiều trong việc chăm sóc nhà cửa.

Một tháng xa rời vòng tay bố mẹ ra ở riêng, may mắn có các "em sen" hỗ trợ cũng giúp vợ chồng Minh Nguyệt chăm sóc nhà cửa được tốt hơn.

"Vợ chồng mình mới ra ở riêng được một thời gian ngắn. Mặc dù nấu ăn vẫn múc mặn lúc nhạt nhưng thành công bước đầu của mình là chưa để chồng con phải ăn ngoài bữa nào cả.

Căn hộ của mình dù chưa được to đẹp hoành tráng và đồ cũng chưa xịn sò như các chị gia đình khác nhưng mình vẫn muốn chia sẻ những món đồ gia dụng đã thấy hữu ích và chi phí hợp lý cho vợ chồng trẻ.

Quan điểm "bớt mấy mét nhà để sắm đồ dùng cho sướng" của em đã được thực tế chứng minh vì thế nên nhà có 61.5 mét vuông thôi (bao gồm 2 ngủ, 2 vệ sinh) mà chất đầy các sản phẩm hỗ trợ", Minh Nguyệt chia sẻ.

Không gian phòng bếp nhỏ gọn trong căn hộ 61.5 mét vuông.

1. Khóa điện tử của Samsung: Gần 10 triệu

Đứng đầu danh sách là khóa điện tử của Samsung này. Khóa đầy đủ chức năng mã số, vân tay, thẻ từ, chìa cơ và cảnh báo sắp hết pin, cực kì tiện lợi. Gia đình khi đi ra đi vào không lo tìm chìa, mất chìa. Với cặp vợ chồng trẻ, đây thực sự là phát minh vĩ đại.

Tuy nhiên, khi mở cửa khóa sẽ kêu kiểu dạng thông báo khi mở ra đóng vào chứ không kêu kiểu nhỏ nhỏ như cửa khách sạn. Nhưng Minh Nguyệt lại cảm thấy kêu to như vậy sẽ yên tâm hơn vì khi đi đâu nghe tiếng kêu thông báo cửa đóng thành công em mới yên tâm được.

Thỉnh thoảng trẻ con hay chính bố mẹ đóng không cẩn thận thì cửa chưa đóng hết. Nếu không có tiếng kêu đấy thì mọi người sẽ không biết mà đóng lại.

Chiếc khóa điện tử này được gia đình Minh Nguyệt mua với giá gần 10 triệu đồng.

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 2.

[Box thông tin shop] - af khóa điện tử

2. Máy rửa bát Bosch SMS46MI05E: 18 triệu đồng

Đây là chiếc máy rửa bát xua tan nỗi lo trong mùa rét, còn tiết kiệm điện nước hơn nhiều so với khi rửa tay. Mỗi ngày gia đình sẽ 3 bữa dồn một mẻ chạy chế độ Eco hơn 3 tiếng, sáng hôm sau ngủ dậy bát sạch tinh tươm, mấy cái cốc thủy tinh bóng loáng soi gương được.

Vì máy chỉ là series 4 nên không có chức năng sấy. Chế độ Eco để rửa bát không bẩn lắm thì sẽ có tính năng tự hé còn những chế độ rửa khác thì phải canh máy rửa xong rồi tự mở máy ra cho hơi nước bay hết để bát khô.

Vì chức năng Eco chỉ dành cho bát không quá bẩn kết hợp với viên rửa thông thường thì không thể sạch hoàn toàn. Nếu bát để từ sáng mà úp vào máy đợi thì sẽ khó rửa sạch hơn nên Minh Nguyệt thường phải ngâm trong chậu rửa, tối mới cho vào máy.

Chiếc máy rửa bát này có thể hơi bất tiện và chiếm diện tích chậu rửa với một số gia đình nhưng với thói quen sinh hoạt sáng đi làm mang cơm đi, tối về nấu (thức ăn sơ chế cho cả tuần rồi) thì việc ngâm vài cái nồi chảo để tối về cho vào máy hai vợ chồng Minh Nguyệt thấy không vấn đề gì. Với mức tài chính như vậy thì cũng thấy hài lòng.

Lưu ý: Khi sử dụng chiếc máy này nên mua bột rửa xúc cho dễ. Bởi khi mua máy Minh Nguyệt được bán cho viên rửa Finish thì thấy thỉnh thoảng bát ít phải bẻ ra cũng rất bất tiện mà viên rửa cho nhiều quá bát sẽ bị nhớt mà không sạch. Nên nếu bát chỉ chiếm khoảng 1/2 máy thì Minh Nguyệt sẽ chỉ cho 1 viên còn đầy máy thì cả viên.

Chiếc máy rửa bát này gia đình mua với giá 18 triệu đồng.

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 4.

[Box thông tin shop] - af máy rửa bát bosch

3. Robot hút bụi lau nhà Deebot DN55

Robot hút bụi lau nhà, dòng tầm trung nhưng đủ chức năng tường ảo, phân khu dọn dẹp, tóm lại là đủ nhu cầu cơ bản của 1 gia đình nhỏ ở chung cư.

Máy nhà Minh Nguyệt có mã DN55, mua bản nội địa Trung. App của máy vẫn sử dụng được tiếng Anh. Robot hút bụi lau nhà này Minh Nguyệt mua đã lâu rồi từ hồi ở nhà cũ tới giờ vẫn dùng được nên với giá hơn 5 triệu thì thấy chấp nhận được. Tuy nhiên với tầm tiền đó hoặc hơn chút trên thị trường cũng đã có nhiều mẫu mới "khôn" hơn.

"Thời điểm mình mua cách đây mấy năm nó là best choice còn giờ thì mọi người sẽ có nhiều lựa chọn cùng tầm giá hơn", Minh Nguyệt cho biết.

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 6.

[Box thông tin shop] - af robot hút bụi

4. Tủ lạnh của Panasonic (9,5 triệu) đi kèm với hộp trữ thực phẩm của Tupperware (3 triệu) và Rubbermaid (1,2 triệu)

Tủ lạnh Panasonic với ngăn đông mềm cực hữu ích trữ thịt cá tươi ngon trong 1 tuần. Thịt bỏ ra thái cực dễ không bèo nhèo như thịt tươi cũng không cứng như đá như trữ đông. "Mình cũng cày nát các review mới quyết định mua vì trong mấy dòng tủ bình thường thì công nghệ đông mềm của Panasonic là tốt hơn cả vì trữ chuẩn đông mềm, đồ tươi ngon đến 7 ngày. Trong khi các hãng khác thì chỉ 3-4 ngày".

Vợ chồng trẻ Hà Nội đúc kết kinh nghiệm, đưa ra 9 món đồ dùng nên mua khi dọn ra ở riêng  - Ảnh 9.

Thịt cá bảo quản được 7 ngày tươi ngon cũng một phần do hộp trữ thực phẩm nữa. Nhà Minh Nguyệt đang sử dụng hộp trữ thực phẩm Tupperware và Rubbermaid.

Tupperware có ưu điểm: Hộp thiết kế thông minh để mình có thể tận dụng tối đa không gian tủ, dòng Vensmart trữ rau tươi lâu thật sự. Hộp kín khít và nắp hộp thiết kế trơn đơn giản rửa nhanh sạch và dễ sạch. Nhiều màu sắc cho mọi người lựa chọn.

Nhược điểm: Vì chia khô-mát-đông riêng nên sẽ hơi khó cho người mới sử dụng. Dùng lâu rồi thì không vấn đề. Nhiều người kêu màu sắc sặc sỡ quá. Một nhược điểm nữa có lẽ là nhiều hộp thiết kế dạng màu hoặc đục nên sẽ khó quan sát thực phẩm bên trong, đòi hỏi trí nhớ tốt.

Một số dòng nắp đóng khá khó, cần lực, nếu không để ý có thể hộp sẽ bị đóng chưa khít gây mùi tủ lạnh. Nhược điểm cuối cùng chắc là giá rồi ạ vì hộp Tupperware khá là đắt, nếu mua theo combo sẽ tiết kiệm hơn là mua nhỏ lẻ.

Rubbermaid sẽ có ưu điểm: Thiết kế kiểu module xếp chồng ghép các nắp hộp lại với nhau thành 1 chồng nên tiết kiệm diện tích khi cất trữ hộp và không lo thất lạc nắp hộp. Giá thành rẻ hơn khá nhiều, thiết kế đồng đều (hãng có nắp xanh, nắp đỏ và loại cao cấp hơn là dòng tritan nắp đen), thân hộp trong dễ quan sát thực phẩm bên trong. Nắp hộp dễ đóng hơn một số dòng của Tupperware.

Nhược điểm: Chỉ bán theo set nên có thể trong set có nhiều hộp không phù hợp với mục đích sử dụng của gia đình. Ngoài tritan có bán mấy set nhỏ lẻ ra thì dòng bình dân nắp xanh đỏ chỉ có set 38 (tương đương với 19 hộp) hoặc set 42 (tương đương với 21 hộp). Thiết kế để cất đồ trong tủ chưa được thông minh nên khá tốn diện tích. Nắp hộp thiết kế kiểu khó vệ sinh và khó ráo nước.

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 8.

[Box thông tin shop] - aF tủ lạnh và hộp trữ thực phẩm

5. Bệt vệ sinh Toto Washlet: 16 triệu

Bệt vệ sinh Toto Washlet với đủ tính năng cơ bản: Sấy ấm, xịt rửa với nhiệt độ và lực nước tùy chỉnh, có hệ thống khử lọc mùi theo hãng quảng cáo thì là trải nghiệm đi vệ sinh không mùi. Có sản phẩm này em bé 4 tuổi nhà Minh Nguyệt tự đi vệ sinh và tự chùi rửa được.

Sau 6 tháng sử dụng thì cảm nhận thấy tay điều khiển liền vào thân sẽ rất cực cho người phải đi cọ bồn cầu. Vì thế, gia đình nào có điều kiện hơn thì nên chuyển sang loại điều khiển rời gắn tường để xịt rửa vệ sinh cho dễ, dội nước ào ào cho thích.

Dòng bệt vệ sinh nhà nhà Minh Nguyệt là hàng nội địa, phím điều khiển bằng tiếng Nhật và sẽ có bảng dịch bằng tiếng Việt ở trên tường (như trong ảnh), nhưng dùng lâu rồi thì sẽ quen và thuộc được nút.

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 10.

[Box thông tin shop] - af bồn cầu toto

6. Máy lọc không khí Samsung: 4,4 triệu

Máy khử mùi khá tốt, phòng mà bí thì rất cần để không bị mùi. Tuy nhiên máy hơi cồng kềnh và có mỗi chức năng lọc không khí, không kèm hút ẩm.

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 12.

[Box thông tin shop] - af máy lọc không khí samsung

7. Máy giặt (10 triệu) và máy sấy ngưng tụ Samsung Heatpump (13 triệu)

Máy sấy Samsung Heatpump, cảm giác quần áo ở máy sấy thơm, mềm dù không cho nước xả vải, bụi vải được hút sạch sẽ. Đây là sản phẩm cần thiết cho gia đình có trẻ nhỏ, người bị viêm mũi dị ứng và người lười phơi quần áo.

Đặc biệt dòng Heatpump không tốn điện (công suất khoảng ~0.9kW/h, sấy từ hơn 2h đến hơn 3h tùy loại vải và lượng quần áo). Nếu chưa khô hẳn thì chọn chế độ tùy chọn thời gian rồi thêm khoảng 30' là khô cong.

Bản thân Minh Nguyệt cũng thích sử dụng sản phẩm máy giặt sấy chung nhưng tầm tiền vừa phải thì dùng riêng sẽ tốt hơn. "Sẽ có bất tiện là canh quần áo giặt xong rồi mới được cho lên sấy, nhiều khi cuối tuần muốn đi chơi mà vì giặt đồ nên cố đợi cho xong để cho lên sấy cho yên tâm vì sợ quần áo giặt xong để lâu trong máy bị hôi. Nhiều người bảo quần áo nhăn lắm nhưng mình thấy nếu sấy xong bỏ ra treo luôn thì quần áo phẳng. Chỉ để khô trong máy rồi phơi thì sẽ nhăn vì nó hỗn độn, chồng chéo, xoắn xuýt lên nhau".

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 14.

[Box thông tin shop] - af máy giặt và máy sấy

8. Nồi ủ Thermos: 2,5 triệu

Nồi ủ thermos ninh xương kho cá tiết kiệm điện ga. Xương đun trên bếp sôi một lát cho vào ủ là sáng hôm sau có nồi nước dùng nấu mì bún phở siêu tiện. Ngoài ra còn dùng để ninh đỗ, nấu cháo, nấu chè.

Với các loại rau như đậu hạt trắng, củ cải, khoai tây, cà rốt cũng có thể cho vào ủ khoảng 1h cho đỡ tốn ga, bỏ lên bếp đun sôi lại cho hành là được.

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 16.

[Box thông tin shop] - af nồi ủ

9. Vòi Teka pull out: 6 triệu

Đây là vòi có điều chỉnh nước dạng tia tiện rửa các loại quả dạng chùm như nhãn, chôm chôm, nho sạch mà không làm rụng quả. Tính năng kéo dài dây tiện lấy nước ra ngoài hoặc đơn giản là rửa chậu, sẽ hữu ích với những nhà dùng chậu to.

Vợ chồng trẻ Hà Nội đưa 6 món đồ dùng nhà bếp nên mua khi mới dọn ra ở riêng  - Ảnh 17.

[Box thông tin shop] - af vòi rửa

Ảnh: NVCC

Hồng Nhung

Tin mới