Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ 3 việc quan trọng cần nhớ khi xây nhà

(Tổ Quốc) - Đối với vợ chồng chị Nguyệt Anh, căn nhà không phải đẹp "xuất sắc" nhưng từng góc nhỏ đều là tâm huyết để tạo lập cuộc sống ấm áp, hạnh phúc cho gia đình.

Gia đình nhỏ của chị Nguyệt Anh gồm có hai vợ chồng và em bé xinh xắn. Vợ chồng chị từ lâu đã ao ước tự xây một căn nhà "vừa ý" với cả hai cũng như "hợp lý" về tài chính hiện có.

Bởi thế, ngôi nhà rộng 60m2 này đối với vợ chồng chị có thể chưa phải đẹp xuất sắc nhưng cũng đủ để cả hai vô cùng hài lòng bởi từng góc nhỏ đều là tâm huyết của vợ chồng chị.

Chị Nguyệt Anh chia sẻ: "Tin tưởng vào con mắt thẩm mỹ của vợ nên chồng mình giao cho mình phần nội thất và đồ trang trí trong nhà. Nhà mình thuê thiết kế và thi công trọn gói cho nội thất 3 phòng ăn, khách và ngủ trên tổng diện tích 58m2".

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 1.

Gia đình nhỏ của vợ chồng chị Nguyệt Anh.

1. Chọn phong cách thiết kế nội thất

Đầu tiên, chị Nguyệt Anh bắt đầu thực hiện xây ngôi nhà bằng việc thiết kế nội thất. Trước khi thiết kế, chị dành nhiều thời gian để tham khảo các phong cách nội thất. Chị lựa chọn phong cách hiện đại vì yêu thích sự trẻ trung, đơn giản.

Và một lý do nữa chính là phong cách này thường có chi phí thi công thấp hơn so với các phong cách cầu kỳ khác như tân cổ điển, cổ điển… Theo kinh nghiệm của chị, nếu mọi người có ngân sách không nhiều, có thể lựa chọn cho căn nhà của mình phong cách tối giản, phong cách Bắc Âu, vừa đẹp mà chi phí khá hợp lý.

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 2.

Không gian phòng khách với kệ vừa trang trí vừa ngăn cách khu vực cầu thang.

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 3.

Khu vực kệ tivi được làm đẹp bằng tấm PVC giả đá.

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 4.

Không gian ấm cúng với sắc màu trung tính.

Sau khi chọn được phong cách thiết kế cũng như danh sách đồ nội thất cần có, vợ chồng chị tiếp tục trao đổi với bên thiết kế để đưa ra bản vẽ 3D. Chị Nguyệt Anh đưa ra ý kiến: "Theo mình, nếu không có chuyên môn về thiết kế nội thất thì nên thuê thiết kế. Mọi thứ thể hiện hết trên bản vẽ 3D nên việc thấy cái gì là hợp lý, bất hợp lý, bỏ cái nọ, điều chỉnh cái kia cho đến khi ưng ý đều rất dễ dàng".

Vợ chồng chị cũng yêu cầu sửa lại một vài chi tiết nhỏ trong bản vẽ 3D. Bên thiết kế tiếp tục làm bản vẽ công năng, bản vẽ thể hiện chi tiết các thông số kỹ thuật, chất liệu, kết cấu bên ngoài và bên trong của từng hạng mục. Bản vẽ này chị cũng chỉnh sửa một chút kết cấu tủ quần áo, tù giày cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 5.

Khu vực nấu nướng hàng ngày của gia đình.

2. Làm hợp đồng thi công

Sau khi có bản vẽ thiết kế và nhận được báo giá thi công chi tiết cho toàn bộ công trình từ bên nội thất, chị Nguyệt Anh tiếp tục hợp tác với đơn vị thiết kế để thi công giống bản vẽ 3D nhất.

Dựa vào ngân sách cho phép, chị cân nhắc lựa chọn các loại vật liệu như gỗ, đá ốp, chất liệu bọc ghế và sofa… Các loại vật liệu này hết sức đa dạng. Vì thế, để lựa chọn được chất liệu phù hợp, vợ chồng chị cũng mất không ít công sức và thời gian tìm hiểu, nhờ sự tư vấn từ đơn vị thi công.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, vợ chồng chị quyết định bỏ một số hạng mục không cần thiết như giá sách, tủ rượu… Chị tham khảo giá thi công của các bên để biết được mức độ chênh lệch cũng như sự phù hợp của bảng giá nhận được.

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 7.

Vẻ đẹp của tranh gắn tường làm đẹp khu vực cầu thang.

Sau khi chốt xong giá cả, chất liệu, chị ký kết hợp đồng thi công nội thất. Chị Nguyệt Anh cho biết "Thông thường, bên nội thất sẽ yêu cầu khách hàng đặt cọc 50% giá trị hợp đồng. Hợp đồng cần lưu ý đến thời gian thi công và có điều khoản phạt nếu thi công chậm tiến độ. Ngoài ra, nên chú ý đến thời hạn bảo hành và bảo trì (tức là sửa chữa có tính phí) để đảm bảo bên nội thất sẽ có trách nhiệm xử lý khi xảy ra hỏng hóc".

Trước khi ký hợp đồng, bên nội thất sẽ đo lại một lần nữa thật chính xác. Đồng thời sẽ mang theo mẫu chất liệu bọc sofa, ghế và mẫu các loại gỗ công nghiệp để vợ chồng chị dễ dàng đưa ra quyết định cuối cùng.

Những góc xanh trong nhà và ban công.

3. Thi công và nghiệm thu

Bên nội thất mất khoảng 2 tuần để làm các hạng mục tại xưởng và đến lắp đặt khoảng 1 tuần. Một số lưu ý nho nhỏ của chị Nguyệt Anh đúc rút được đó là, khi làm tủ bếp phải xác định đúng kích thước các thiết bị như tủ lạnh, bếp từ, máy rửa bát, chậu rửa…

Đặc biệt, mặt bàn bếp khoét cũng cần đúng kích thước. Vợ chồng chị chọn cách mua chậu rửa trước, các đồ khác đều tìm sẵn model, báo kích cỡ chính xác với bên nội thất ngay từ đầu nên khi lắp đặt khá vừa vặn và ưng ý.

Khi nghiệm thu, chị cũng kiểm tra cẩn thận những chi tiết nhỏ vì nhiều thứ bên nội thất không thể để ý hết tránh sai sót cho cả hai bên.

Ngoài ra, chị cũng dành thời gian mua vài đồ trang trí để mỗi không gian trông hài hòa, ấn tượng, có nét đẹp tinh tế, mềm mại hơn khi ngắm nhìn toàn cảnh.

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 10.

Khu vực phòng ngủ.

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 11.

Bàn làm việc được bố trí gần cửa sổ.

Vợ chồng trẻ Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm xây ngôi nhà mơ ước rộng 58m2 - Ảnh 12.

Dù ưng ý "80%" sau khi hoàn thiện nhưng vợ chồng chị Nguyệt Anh cảm thấy yêu quý, trân trọng từng góc nhỏ trong ngôi nhà của mình. Chị cũng tin rằng, sau mỗi ngày làm việc tất bật, cả hai vợ chồng đều cảm thấy ấm áp, yêu thương khi trở về nhà.

Nguồn ảnh: NVCC

Nhật Anh

Tin mới