Vì thói quen uống nước tai hại này, chàng trai 26 tuổi đã nhiễm ký sinh trùng trong não, cả thế giới có 3000 ca mắc bệnh như vậy

(Tổ Quốc) - Tiểu Lâm được người qua đường phát hiện trong tình trạng tê liệt trên đường, tiểu tiện không tự chủ.

Bác sĩ Đàm Quốc Ngọc, khoa truyền nhiễm, bệnh viện Shenzhen No.3 People's Hospital, chia sẻ về trường hợp Tiểu Lâm (26 tuổi) sống tại Trung Quốc. Tiểu Lâm được người qua đường phát hiện trong tình trạng tê liệt trên đường, tiểu tiện không tự chủ nên được đưa đến bệnh viện khám.

Vì thói quen tai hại này, thanh niên nhiễm ký sinh trùng trong não, có 3000 ca mắc bệnh trên thế giới - Ảnh 1.

Tiểu Lâm được người qua đường phát hiện trong tình trạng tê liệt, tiểu tiện không tự chủ.

Sau khi Tiểu Lâm nhập viện, có 3 khoa gồm khoa nội thần kinh, khoa phổi và khoa chăm sóc đặc biệt cùng tiến hành chẩn đoán trường hợp của bệnh nhân. Trước tiên, các bác sĩ nghi ngờ là do bệnh viêm não gây ra, từ triệu chứng và chẩn đoán sơ bộ cho thấy triệu chứng tương tự lao màng não hoặc viêm màng não mủ, tuy nhiên tiến hành xét nghiệm cho kết quả âm tính. Vậy rốt cục nguyên nhân gây bệnh là do đâu?

Bác sĩ Đàm Quốc Ngọc cho biết: "Xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu ái toan tăng cao khoảng 20%, tình trạng này phổ biến ở các bệnh nhân dị ứng, bệnh về tuần hoàn máu hoặc nhiễm ký sinh trùng".

Từ manh mối này, bác sĩ chọc hút dịch não tủy của bệnh nhân và phát hiện gene của ký sinh trùng là giun Angiostrongylus cantonensis, thường được tìm thấy trên chuột và các loại ốc, cả thế giới ghi nhận có 3.000 trường hợp mắc bệnh.

Vì thói quen tai hại này, thanh niên nhiễm ký sinh trùng trong não, có 3000 ca mắc bệnh trên thế giới - Ảnh 2.

Bác sĩ phát hiện gene của ký sinh trùng là giun Angiostrongylus cantonensis

Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của Tiểu Lâm, bác sĩ được biết anh có thói quen uống nước chưa đun sôi là nước giếng, nước sông và nước từ vòi nước máy chảy ra. Sau điều trị, triệu chứng của Tiểu Lâm đã giảm, số lượng bạch cầu ái toan hạ về mức bình thường. Bác sĩ Đàm Quốc Ngọc khuyến cáo người dân không ăn các loại ốc như ốc bươu vàng, ốc sên, không uống nước chưa đun sôi để tránh bị bệnh như vậy.

Vì thói quen tai hại này, thanh niên nhiễm ký sinh trùng trong não, có 3000 ca mắc bệnh trên thế giới - Ảnh 3.

Angiostrongylus cantonensis, một loại giun tròn của chuột, là tác nhân gây viêm não - màng não tăng bạch cầu ái toan.

Người khỏe mạnh cũng dễ bị nhiễm bệnh khi nuốt phải các ấu trùng gây bệnh trong các thức ăn chưa nấu - các loài ốc trung gian truyền bệnh (các loại sên) hoặc các vật chủ trung gian cơ giới đã ăn các loài ốc (cua, tôm, cá). Lá rau có nhiễm các loài ốc nhỏ hoặc nước nhớt thải của ốc cũng có thể là nguồn bệnh, kể cả ngón tay khi nhặt ốc và chuẩn bị ốc để nấu ốc nhiễm bệnh khi ăn phải các ấu trùng thải theo phân của chuột - vật chủ cuối cùng của giun.

Thời kỳ ủ bệnh của người kéo dài 1- 3 tuần. Ở các ấu trùng giun (0,5 x 0,025 mm) xâm nhập hệ thần kinh trung ương, và khi di trú gây ra các tổn thương nặng ở tổ chức não; khi giun chết phản ứng viêm tại chỗ xuất hiện.

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là các triệu chứng viêm não - màng não, bao gồm đau đầu dữ dội, sốt, cổ cứng, buồn nôn và nôn, và nhiều dấu hiệu thần kinh, đặc biệt là bệnh lý các dây thần kinh sọ não không đối xứng nhất thời. Các cá thể giun trong tủy sống có thể gây rối loạn cảm giác ở thân hoặc các chi, giun cũng được tìm thấy trong mắt.

Phòng ngừa bệnh bằng kiểm soát đàn chuột; nấu ốc, tôm, cá và cua trong 5 phút hoặc làm đông lạnh (- 15°C trong 24 giờ); và xem kỹ loại vỏ ốc bám trên rau trước khi ăn. Rửa rau không loại trừ hết được các ấu trùng trong nhớt ốc bám trên lá.

Theo Kankanews

TÚ UYÊN

Tin mới