Vì dịch không thể tới trường, em bé cùng mẹ đi giao hàng, hãy xem cách phụ huynh cùng con “vượt dịch”

(Tổ Quốc) - Tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, nhiều trường cho học sinh ở nhà. Chỗ dựa sau cùng của phụ huynh là ông bà lại bị F0. Cùng xem các ông bố bà mẹ 4.0 làm thế nào để vừa “trông con” vừa chạy KPI nhé!

Em lên xe theo mẹ đi giao hàng

Vì trường học tạm dừng tiếp nhận học sinh, không tìm được người trông con, nhiều bố mẹ mang theo con đi làm. Mới đây trên mạng xã hội TikTok xuất hiện clip ghi lại cảnh một em bé theo mẹ là nhân viên của Giao hàng nhanh đi làm. Tài khoản TikTok vanmoc1992 đăng tải kèm dòng mô tả: Thật sự thương. Vì dịch bé không thể tới trường, ông bà cách ly nên bé phải theo mẹ đi làm, lúc tới là bé ngủ rồi. Dịch ơi nhanh qua đi.

Vì dịch không thể tới trường, ông bà F0, em bé cùng mẹ đi làm

Hình ảnh em bé vừa ngồi phía trước xe máy vừa ngủ gật khiến nhiều người không khỏi thương cảm xót xa và cảm phục tấm lòng người mẹ cùng sự ngoan ngoãn “hiểu chuyện” của em. Em cùng mẹ băng qua bao con đường tỉ mỉ đem từng gói hàng giao đến tay người mua.

Dịch không thể tới trường, ông bà bị F0, em bé theo mẹ đi giao hàng
Dịch không thể tới trường, ông bà bị F0, em bé theo mẹ đi giao hàng

                  Dịch không thể tới trường, ông bà bị F0, em bé theo mẹ đi giao hàng

“Thương quá chúc hai mẹ con một đời bình an” hay “Đau lòng vậy trời... chúc bé sức khỏe và luôn bình an”, “Thương quá, vậy nên các bạn mua hàng đừng bom nhé, ship người ta giao được đơn như thế mới có tiền ấy”. Phía dưới phần bình luận nhiều người bày tỏ sự thương cảm dành cho hai mẹ con và gửi niệm lành may mắn tới chị và em bé. 

Chấp nhận “gửi tư”

May mắn hơn người mẹ trong đoạn clip, chị Tú Hoa (30 tuổi, Hà Nội, kế toán) mẹ của bạn nhỏ 28 tháng tuổi. Vì dịch căng thẳng nhà trường quyết định cho con chị ở nhà. Do công việc văn phòng không thể nghỉ cũng không thể mang con đến nơi làm việc, chồng chị Hoa kinh doanh tự do cũng bận không có thời gian trông con. Anh chị quyết định gửi cô giáo trông tại nhà. Chi phí cao hơn gửi ở trường và phải đón con sớm hơn nhưng anh chị phải cố gắng khắc phục.

“Tuần trước vợ chồng mình gửi bé về quê với ông bà. Trong thời gian đó thì mình bị nhiễm covid. Hiện tại mình chỉ mong mau chóng bình phục để sớm đón con lên ở cùng”. - chị Hoa trải lòng. 

Gia đình nhỏ của chị Tú Hoa (ảnh NVCC)

Gia đình nhỏ của chị Tú Hoa (ảnh NVCC)

Chọn “work from home” để trông con

Chị Thảo - 31 tuổi, nhân viên kinh doanh của một công ty bảo hiểm tại Hà Nội là mẹ của bạn nhỏ 22 tháng tuổi. Trước đây còn có mẹ chị ra phụ chăm, nhưng giờ bà cũng bị F0 nên ở lại quê không ra Hà Nội nữa.

“Nhưng cũng may công việc của mình được làm ở nhà và chồng mình thời gian này không phải đi công tác nên cùng ở nhà chăm bé. Thật không may hiện mình cũng bị F0, điều mình lo lắng nhất bây giờ chính là sức khỏe của bé nên rất cẩn thận đeo khẩu trang cả ngày và thường xuyên xịt khuẩn.” chị Thảo chia sẻ. 

Mặc dù bị F0 nhưng công việc mình vẫn cần hoàn thành nên chị Thảo thường để bé ngồi chơi bên cạnh đọc sách hoặc vẽ vời trong lúc mình làm việc. Nhiều lúc thấy con lủi thủi chơi một mình, muốn mẹ lại chơi cùng, thương lắm nhưng không làm gì được. “Bây giờ chỉ mong dịch bệnh sớm qua để cuộc sống sớm trở lại bình thường và mọi người đều được bình an.” - chị Thảo tâm sự thêm. 

Chị Thảo ước mong dịch sớm kết thúc để được cùng con gái vivu (ảnh NVCC)

Chị Thảo ước mong dịch sớm kết thúc để được cùng con gái vi vu (ảnh NVCC)

Trường học không tiếp nhận học sinh, ông bà F0 phải cách ly, các bố mẹ phải tự “xoay xở” vừa làm vừa chăm con. Đây là cơ hội để mỗi người nhận ra bố mẹ mình đã vất vả như thế nào. Chúng ta đi làm 8 tiếng áp lực nhưng chỉ làm một việc duy nhất còn bố mẹ ngoài việc giữ con còn phải kiêm thêm nhiều công việc nhà khác.

Qua thời kỳ khó khăn này chắc hẳn mỗi người sẽ cảm thấy trân trọng hơn những hi sinh của bố mẹ, họ đã ở độ tuổi xế chiều lẽ ra nên được nghỉ ngơi vẫn tiếp tục cố gắng trông cháu cho các con yên tâm đi làm. Chúng ta có phải nên sống có trách nhiệm hơn, không từ bỏ khi gặp khó khăn vì bố mẹ vẫn cố gắng chúng ta không có lý do để bỏ cuộc.

Nguyễn Khuyên

Tin mới