(Tổ Quốc) - Bạn trẻ dưới đây sẽ chỉ cho bạn cách để thoát khỏi vòng xoáy nợ nần và trở nên giàu có.
Khi Zina Kumok bắt đầu trả hết các khoảng vay sinh viên của mình, cô đã bắt đầu viết một blog có tên Conscious Coins về kế hoạch trả nợ đó, chia sẻ những khó khăn và chiến thắng của bản thân trong suốt chặng đường.
Theo thời gian, blog này trở thành một cộng đồng. Sau khi đọc câu chuyện trả nợ của Zina Kumok, những thành viên trong blog bắt đầu liên hệ để hỏi liệu cô có thể giúp họ đạt được các mục tiêu tài chính hay không.
Và vào năm ngoái, Zina Kumok đã trở thành một cố vấn tài chính nhận được bằng chứng nhận. Hiện tại, công việc của cô là giúp mọi người đưa ra các chiến lược tài chính thực tế, bền vững để đạt được mục tiêu và cải thiện vấn đề tiền bạc.
Mỗi khách hàng sẽ có câu chuyện tài chính của họ, nhưng Zina Kumok thấy rằng có một vài nguyên tắc cơ bản luôn đúng, bất kể nó đang hướng tới mục tiêu tiền bạc gì. Đây là lời khuyên tốt nhất của cô ấy.
Nợ nần không biến bạn trở thành người xấu
Một điều phổ biến mà Zina Kumok nhận thấy với các khách hàng huấn luyện tài chính của mình là luôn cảm thấy xấu hổ về khoản nợ của họ. Họ coi nợ nần là một sự thất bại về đạo đức và cảm giác xấu hổ khiến họ phớt lờ vấn đề. Đôi khi họ giữ bí mật tình hình tài chính của mình với các thành viên trong gia đình hoặc vợ/chồng của họ.
Nhưng giữ những điều khó khăn trong vấn đề tài chính sẽ khiến cho nó trở nên đáng sợ hơn. Cởi mở về tiền bạc có thể khiến bạn sợ hãi. Tuy nhiên, Zina Kumok khuyến khích khách hàng của mình bắt đầu cởi mở bằng cách thảo luận về ngân sách và cách giải quyết của họ với một người bạn đáng tin cậy.
"Tôi cũng khuyến khích khách hàng của mình gọi điện và yêu cầu người cho vay tạo một khoản cứu trợ. Một số công ty thẻ tín dụng sẽ giảm lãi suất của bạn nếu bạn yêu cầu. Bạn có thể phát hiện ra rằng bạn đủ điều kiện để nhận mức giá thấp hơn thông qua công ty bảo hiểm xe hơi hoặc gói truyền hình cáp của mình. Đừng ngại yêu cầu những gì bạn cần và thương lượng nó với nhà cung cấp", Zina Kumok cho biết.
Đối với vấn đề tiền bạc, hãy tập trung vào thói quen chứ không phải duy ý chí
Giống như việc bạn tạo thói quen tập thể dục hoặc kế hoạch dinh dưỡng, việc cải thiện vấn đề tiền bạc là xây dựng thói quen khiến bạn cảm thấy hài lòng, từng bước một.
Nếu bạn có xu hướng mua sắm trực tuyến, hãy thử gỡ cài đặt bất kỳ ứng dụng bán lẻ nào trên điện thoại của bạn, xóa thông tin thẻ tín dụng đã lưu khỏi các trang web như Amazon và đặt giới hạn thời gian trên các trang web mua sắm có tiện ích mở rộng trình duyệt.
Nếu bạn sắp thực hiện một giao dịch mua quan trọng, hãy dành ít nhất 24 giờ để cân nhắc các lựa chọn của mình trước khi nhấp vào nút mua đó. Khi một mục thu hút sự chú ý của bạn, hãy thêm nó vào danh sách tham khảo của bạn thay vì mua ngay lập tức.
"Một số khách hàng của tôi cũng cảm thấy dễ dàng hơn khi chỉ mua sắm các mặt hàng tùy ý hoặc không cần thiết vào những ngày nhất định trong tuần. Ví dụ: Nếu ngày mua sắm của bạn là thứ Ba và thứ Bảy, và bạn nhìn thấy một chiếc váy bạn thích vào thứ Tư, bạn sẽ phải đợi đến thứ Bảy để mua nó.
Cá nhân tôi, thư mục “cần mua” trên máy tính đã chứa đầy quần áo, đồ trang trí nhà cửa và những món đồ không cần thiết. Bằng cách đặt chúng ra khỏi tầm mắt, tôi sẽ có thêm thời gian và không gian để chú ý về việc chi tiêu của mình hơn".
Bạn không cần phải từ bỏ mọi thứ để đạt được mục tiêu tài chính của mình
Zina Kumok không mong đợi khách hàng của mình sẽ không bao giờ gọi đồ ăn mang đi hoặc đi uống nước với bạn bè của họ trong quá trình vẫn còn đang trả nợ. Điều cuối cùng cô muốn là họ cảm thấy áp lực nhưng không quá gò bó.
Bạn không cần phải loại bỏ tất cả các khoản chi tiêu “không cần thiết” khỏi ngân sách của mình. Nếu một bữa ăn tối không thường xuyên cho một dịp đặc biệt là một trải nghiệm giúp bạn đi đúng hướng với mục tiêu của mình, hãy làm điều đó.
Những thứ như mua quần áo mới hay đi du lịch đều có thể phù hợp với ngân sách được xây dựng chi tiết và đúng hướng. Xem qua ngân sách của bạn và xác định các khoản chi tiêu không cần thiết và xem liệu bạn có thể loại bỏ chúng và sử dụng số tiền đó vào những thứ có giá trị hơn hay không.
Tìm ra "lý do tại sao" sẽ giúp bạn đi đúng hướng
Trong cuộc gặp đầu tiên của khách hàng, Zina Kumok hỏi họ mục tiêu tài chính của họ là gì. Cô thường nghe những câu trả lời giống nhau: Trả nợ, tiết kiệm mua nhà hoặc bắt đầu tài khoản hưu trí.
Sau đó, đến lúc cho bài tập đầu tiên của họ: Tìm “lý do tại sao”? Tại sao bạn muốn thoát khỏi nợ? Tại sao bạn muốn mua một ngôi nhà? Tại sao tiết kiệm để nghỉ hưu lại quan trọng đối với bạn?
Tìm kiếm lý do của bạn là về việc làm cụ thể. Nói “Tôi muốn trả hết nợ thẻ tín dụng” là chưa đủ. Zina Kumok thích nghe khách hàng của mình nói: “Tôi muốn thoát khỏi nợ nần để có thể có con hoặc chuyển đến một thành phố mới”.
Cá nhân Zina Kumok cũng giữ một danh sách các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của mình bên cạnh máy tính. Những điều này bao gồm đi du lịch nước ngoài mỗi năm một lần, sửa sang lại nhà bếp và tham gia nhiều chuyến đi với bạn bè hơn.
"Tôi tin rằng việc hình dung và trình bày rõ ràng những gì liên quan đến mục tiêu tài chính của bạn sẽ khiến nó trở nên xứng đáng", Zina Kumok cho biết.
Zina Kumok là một nhà văn và biên tập viên tự do. Cô đã viết cho các tạp chí như Investopedia, Credit Karma và LearnVest.
Những phương pháp tài chính của Zina Kumok đã được giới thiệu trên Glamour, BBC và NerdWallet. Trong quá khứ cô đã tự mình trả hết 28.000 đô la (650 triệu đồng) cho khoản vay sinh viên trong ba năm và hiện tại đang làm công việc tư vấn tài chính tại ConsciousCoins.com.
Theo BBC
Hồng Nhung