(Tổ Quốc) - Theo Sohu, nếu cơ thể có 2 chỗ ngứa, đừng nghĩ đau, sưng là dị ứng mà hãy cẩn thận xem xét xem đó có phải dấu hiệu ung thư gan hay không.
Là cơ quan nội tạng lớn nhất của con người, gan có nhiệm vụ vô cùng quan trọng để duy trì sự sống: Gan phân hủy các chất độc trong cơ thể, tống các chất cặn bã đã chuyển hóa ra ngoài. Đồng thời còn thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như tổng hợp glycogen và các yếu tố đông máu.
Trong Đông y có khái niệm "Can là tạng câm", nghĩa là tạng gan không chịu lên tiếng. Một khi có dấu hiệu đau thì gan đã bị tổn thương nặng và khó can thiệp. Nuôi dưỡng gan cũng giống như nuôi dưỡng sự sống. Nếu kịp thời đoán biết những giai đoạn đầu của bệnh gan có thể cứu mạng bạn.
Theo Sohu, nếu cơ thể có 2 chỗ ngứa, đừng nghĩa là dị ứng mà hãy cẩn thận xem xét xem đó có phải dấu hiệu ung thư gan hay không.
1. Ngứa da
Khi bị ngứa da, nhiều người thường nghĩ rằng đó là do dị ứng hoặc do thời tiết mà không nghĩ rằng đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư. Hệ thống Y tế Johns Hopkins (Mỹ), đã công bố một nghiên cứu cuối năm 2018, thực hiện khảo sát trên 16.000 bệnh nhân suốt 2 năm, kết quả cho thấy: Những người cảm thấy ngứa toàn thân có khả năng bị ung thư cao hơn so với những bệnh nhân không nhận thấy ngứa.
Ngứa da cũng là 1 trong những dấu hiệu của ung thư gan. Khi khối u của gan đè nén ống mật có thể gây vàng da, bài tiết mật kém, từ đó dẫn đến ngứa da. Những người đang điều trị ung thư cũng dễ gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu do cơ thể phản ứng với thuốc hoặc các loại hóa chất dùng trong xạ trị.
Các bác sĩ công tác tại Hệ thống Y tế Johns Hopkins cho biết nếu cơn ngứa da kéo dài trên 2 tuần và đi kèm triệu chứng da chuyển màu vàng, nước tiểu sẫm như màu trà, khó thở, nổi mề đay, sưng mặt, sưng cổ họng... thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
2. Ngứa mắt
Mắt phải hoạt động trong thời gian dài sẽ gây khô và ngứa, nhưng nếu mắt bạn bị khô ngứa không rõ lý do thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh về gan.
Y học Trung Quốc có câu: "Gan và mắt thông nhau". Ý muốn nói mắt là bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với gan. Để hoạt động bình thường, mắt rất cần được gan nuôi dưỡng máu. Khi gan nhiễm bệnh, mắt có thể chuyển sang màu vàng, mắt bị khô, ngứa.
3 thói quen cần thực hiện để ngừa ung thư gan
Theo bác sĩ Zhou Zongxiang (Bệnh viện y học cổ truyền Tảo Trang, Sơn Đông): Nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh, trước tiên bạn phải có một lá gan khỏe mạnh, điều quan trọng là phải nuôi dưỡng gan theo 3 cách dưới đây.
1. Lịch trình sinh hoạt phải hợp lý
Thói quen làm việc và nghỉ ngơi không cân bằng cũng là một yếu tố chính khiến gan bị tổn thương. Đặc biệt là thói quen thức đêm trong thời gian dài.
Thời gian để gan làm việc là trong khoảng thời gian từ 23h đến 1h tối. Nếu chúng ta thức khuya sẽ khiến quá trình giải độc của gan diễn ra vất vả hơn, không chỉ làm giảm các chức năng gan mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh.
2. Uống trà hoa cúc
Trà hoa cúc có chứa các thành phần có lợi cho gan. Lượng axit amin trong trà có thể bảo vệ sức khỏe gan, ngăn ngừa tích tụ mỡ trong gan, giảm khả năng gan bị tổn thương. Các glycoside và alkaloid trong hoa cúc có tác dụng trong việc tiêu diệt các gốc tự do và giảm áp lực cho gan. Đồng thời, loại nước này còn có tác dụng tuyệt vời trong việc sửa chữa các tế bào gan bị tổn thương.
3. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên giúp khí huyết lưu thông, kiểm soát tâm trạng, giảm căng thẳng và đốt cháy calo... Ngoài ra, tập thể dục còn làm giảm tổng mỡ cơ thể. Khi tổng lượng mỡ trong cơ thể giảm, hàm lượng chất béo trong gan đồng thời giảm đi và cuối cùng sẽ giảm đáng kể triệu chứng men gan tăng cao.
Theo bác sĩ, mỗi người nên kiên trì luyện tập thể thao mỗi ngày 30 phút, duy trì 5 buổi/tuần sẽ có tác dụng rất tốt trong việc khống chế các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh gan nhiễm mỡ.
(Nguồn: Sohu, Healthline)
Tiểu Vy