Trước khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ trải qua 3 lần thay đổi rõ rệt, cần làm ngay 2 việc để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm

(Tổ Quốc) - Bệnh tiểu đường không phải là một loại bệnh thầm lặng, trước khi phát bệnh, cơ thể sẽ trải qua thời kỳ tiền tiểu đường với một vài thay đổi rõ rệt dưới đây.

Bệnh tiểu đường không chỉ là căn bệnh mãn tính dành cho người già mà nhiều năm gần đây tỉ lệ người trẻ mắc tiểu đường ngày càng nhiều. Tại Trung Quốc, trung bình cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Còn ở Việt Nam, hiện có hơn 3,5 triệu người đang mắc phải căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường không phải là một loại bệnh thầm lặng, trước khi phát bệnh, cơ thể sẽ trải qua thời kỳ tiền tiểu đường với một vài thay đổi rõ rệt. Nếu biết nắm bắt, bạn có thể ngừa được tiểu đường, cũng như rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt, tim mạch, thần kinh, thận...

thu-duong-huyet.jpeg

3 thay đổi trên cơ thể là dấu hiệu rõ ràng của bệnh tiểu đường

1. Cơn khát tăng dần

Đường huyết càng cao thì cơ thể càng cảm thấy khát nước hơn. Vì sao lại vậy? Là bởi cơ thể có chức năng tự đào thải đường qua nước tiểu, đường huyết tăng đồng nghĩa với việc lượng nước tiểu sẽ phải thải ra nhiều hơn, làm tăng cơn khát.

Nếu một người đột nhiên uống nhiều nước hơn trong thời gian này, thì người đó nên chú ý kiểm tra lượng đường trong máu để tránh xảy ra tình trạng đường huyết tăng cao không kiểm soát được.

2. Ăn nhiều hơn

Không như ngày còn nhỏ, khi chúng ta đến tuổi trưởng thành thì cảm giác thèm ăn tương đối ổn định. Tuy nhiên nếu gần đây bạn cảm thấy đói nhiều hơn, thèm ăn nhiều hơn thì cần cảnh giác với bệnh tiểu đường.

Tại sao những người có lượng đường trong máu cao lại ăn nhiều hơn? Câu trả lời chính là những người có lượng đường trong máu cao thường gặp vấn đề về quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Mặc dù họ ăn nhiều nhưng việc tiết insulin không đủ do suy giảm chức năng tuyến tụy, dẫn đến thức ăn được ăn không đi vào tế bào.

1634628576-51d9bf2d69111fb55bf04430d8c5db73-width600height375.jpeg

Các tế bào không được "no" nên đã truyền cơn đói đến hệ thần kinh trung ương của não. Khiến những người có lượng đường trong máu cao có cảm giác đói, thèm ăn hơn và ăn nhiều hơn.

3. Giảm cân khó kiểm soát

Giảm cân mà không có chủ ý, ăn nhiều mà vẫn giảm cân... là dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu của bạn đang quá cao... Vì khi tiết không đủ insulin, cơ thể không thể hấp thụ hiệu quả đường glucose. Để đáp ứng đủ năng lượng, cơ thể buộc phải phân hủy một lượng lớn chất béo và chất đạm, điều này khiến bệnh nhân tiểu đường xuất hiện tình trạng sụt cân.

photo-1-16278976254001036021336.jpeg

Muốn giảm đường huyết, cần ghi nhớ 2 việc

1. Tăng cường ăn chất xơ

Những người có lượng đường trong máu cao thường không dám ăn bất cứ thứ gì. Trên thực tế, nếu bạn có thể điều hòa chế độ ăn uống, lượng đường trong máu sẽ dần ổn định. Chất xơ là một chất dinh dưỡng không thể thiếu để điều chỉnh lượng đường trong máu, nó có thể ức chế sự hấp thụ đường và chất béo của ruột, trì hoãn sự gia tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Chất xơ chủ yếu tồn tại trong ngũ cốc thô, trái cây và rau quả...

Univadis_26.5_An_nhieu_chat_xo_giam_nguy_co_viem_xuong_khop_BS_Thu_Van.jpg

Chất xơ là một chất dinh dưỡng không thể thiếu để điều chỉnh lượng đường trong máu, nó có thể ức chế sự hấp thụ đường và chất béo của ruột...

2. Tăng cường tập thể dục

Tập thể dục không chỉ giúp cải thiện tinh thần mà còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đối với bệnh nhân đái tháo đường nhẹ, nó cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa các biến chứng mạch máu và thần kinh.

Thời gian tập thể dục nên được đặt một giờ sau khi kết thúc bữa ăn. Đồng thời, cần lưu ý kết hợp giữa tập aerobic và tập yếm khí sẽ giúp cho hiệu quả của việc tập luyện điều hòa đường huyết trở nên lý tưởng hơn.

(Nguồn: Mayoclinic; Aboluowang)

Đậu Đậu

Tin mới