Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa?

(Tổ Quốc) - Để có được loại giấy vệ sinh thân thiện với bàn tọa như bây giờ, con người đã phải dùng những thứ không được êm ái cho lắm.

Trừ một số quốc gia có vòi xịt (như Việt Nam chẳng hạn), nhiều nơi đã coi giấy vệ sinh như nhu yếu phẩm thiết yếu. Tức là, thiếu nó thì khá khó sống.

Trước khi con người của năm 2020 tranh giành mua giấy vệ sinh, chị em có bao giờ thắc mắc tổ tiên của chúng ta đã xài gì để chùi bàn tọa?

Một trong những loại giấy vệ sinh đầu tiên trên thế giới là của nhà Tống (Trung Quốc)

Theo CNN, các tài liệu lịch sử của Trung Quốc cho thấy người đời Tống (khoảng thế kỷ thứ 6) đã biết dùng giấy để chùi bàn tọa. Tuy nhiên, giấy vệ sinh thô sơ bằng sợi gai dầu thời đó không dành cho người nghèo, hầu như giới quyền quý mới được dùng.

Một sứ thần Trung Đông đã chép lại: "Quý tộc nhà Tống không quá lo nghĩ về sự sạch sẽ, họ hầu như chỉ dùng giấy để chùi, không rửa lại bằng nước".

Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa? - Ảnh 1.

Một trong những loại giấy vệ sinh đầu tiên trên thế giới có mặt ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6, chúng được làm từ sợi cây gai dầu

Người La Mã cổ đại dùng gậy cuốn bọt biển để chùi bàn tọa (đã từng gây chết người)

Ít ai biết rằng, nhà vệ sinh công cộng là đặc trưng của thời La Mã cổ đại. Khi đó, con người thích dùng tersorium (que gỗ cuốn bọt biển) để chùi bàn tọa sau khi hành sự.

Để đảm bảo "vệ sinh", khi không dùng đến tersorium sẽ được ngâm trong nước muối hoặc dung dịch có tính a-xít.

Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa? - Ảnh 2.

Tersorium - dụng cụ mà người La Mã cổ đại dùng để chùi bàn tọa

Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa? - Ảnh 3.

Đấy, tranh vẽ còn cho thấy anh em đàn ông La Mã cổ đại rủ nhau đi vệ sinh, trên tay mỗi người là 1 chiếc tersorium

Không chỉ phổ biến, tersorium thậm chí còn được sử dụng chung. Tuy nhiên, không ít người sử dụng sai cách dẫn đến nhiễm trùng rồi tử vong (nhầm đầu).

Vài mẩu truyện cổ ghi lại rằng, các đấu sĩ Germanic vào khoảng những năm 64 SCN đã nhiều lần cố tự tử bằng tersorium. Về cơ bản, một số người thà chết vì nhiễm trùng còn hơn phải chết trên đấu trường giác đấu.

Nhật Bản và một số khu vực khác

Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa? - Ảnh 4.

Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa? - Ảnh 5.

Chūgi

Thuở xưa, người Nhật sử dụng 1 cái que, vót từ gỗ, tre nứa và thậm chí làm bằng kim loại để "làm sạch những vùng khó tiếp cận".

Thứ đó được gọi là chūgi - tới giờ vẫn được trưng bày tại các bảo tàng Nhật Bản. Còn những nơi khác thì sao?

Trung Đông: Nhúng bàn tọa xuống sông suối, dùng tay trần để cọ rửa

Châu Âu: Chùi bằng giẻ vải, có thể giặt đi rồi tái sử dụng

Châu Phi, châu Mỹ: Chùi bằng lõi ngô, lông thú, vỏ hến...

Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa? - Ảnh 6.

Nhìn đã thấy khó tả rồi

Năm 1857, một nhà phát minh người Mỹ đã thay đổi cách con người trên toàn thế giới đối xử với bàn tọa

Bồn cầu giật nước được phát minh vào năm 1596, nhưng mãi đến năm 1857 - giấy vệ sinh mềm mại mới có mặt trên đời.

Cụ thể, vào năm 1857, nhà sáng chế người Mỹ Joseph Gayetty đã đem bán những mẫu giấy vệ sinh đầu tiên với giá 50 cent (nửa USD). Về bản chất, chúng là giấy mềm ngâm trong chiết xuất lô hội và được coi là dụng cụ y khoa - chuyên phục vụ người mắc bệnh trĩ.

Trước khi có giấy vệ sinh mềm mịn nhiều lớp, con người thời xưa đã dùng gì để chùi bàn tọa? - Ảnh 7.

Joseph Gayetty

Đáng tiếc, sản phẩm của Joseph lại trở thành thảm họa thương mại. Tuy nhiên nó chính là tiền đề để các phát minh tạo ra giấy vệ sinh cuộn trong tương lai.

(Tổng hợp)

JJJ

Tin mới