Trẻ nằm gối và trẻ không nằm gối khi ngủ lớn lên sẽ có 3 điểm khác biệt: Bố mẹ nên lưu ý để thay đổi kiểu ngủ cho con

(Tổ Quốc) - Việc cho con sử dụng gối từ sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bé sau này.

Khi em bé mới chào đời, nhiều bà mẹ thấy con khó ngủ sẽ cho rằng do bé nằm thấp quá nên vậy. Không ít bậc phụ huynh lập tức kê cho con một chiếc gối thật cao và tỏ ra rất yên tâm mà không hề biết rằng đây chính là ''thủ phạm'' vô cùng nguy hiểm với bé. 

5 mối nguy hiểm khi cho trẻ dùng gối

- Có thể dẫn đến ngạt thở

Nếu nghĩ rằng việc kê gối cao để trẻ có thể ngủ ngon hơn thì người mẹ đã nhầm. Phần đầu mỏng manh của trẻ có thể lún vào gối, làm tăng nguy cơ ngạt thở. Hơn nữa, khi nằm nghiêng, mũi trẻ sơ sinh có thể bị chèn ép vào gối, hạn chế luồng không khí lưu thông.

- Làm tăng nguy cơ SIDS

Ngoài việc ngạt thở, gối còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nếu đó là gối hạt xốp, hạt nhựa dẻo, trong một số trường hợp vô tình bị bong ra, trẻ có thể hít vào dẫn tới ngạt thở.

Để an toàn hơn, người mẹ có thể sử dụng gối hình móng ngựa truyền thống để phù hợp với trẻ sơ sinh.

- Khiến trẻ nóng bức

Hầu hết các loại gối trẻ sơ sinh được ưa chuộng đều có vỏ bọc hấp dẫn, thường được làm bằng polyester hoặc vải không phải cotton. Điều này có thể làm tăng nhiệt bên dưới đầu của trẻ, ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn thân.

Khi trẻ đổ quá nhiều mồ hôi do nằm gối, có thể dẫn tới tình trạng sốc nhiệt vào mùa nóng, đe dọa tới tính mạng.

- Có thể dẫn đến hội chứng đầu phẳng

Hội chứng đầu phẳng là một dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh. Xương đầu của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nếu ngủ sai cách, áp lực đè lên hộp sọ, có thể khiến đầu bị biến dạng. Trẻ sơ sinh thiếu tháng thường sẽ dễ mắc hội chứng này hơn so với trẻ đủ tháng.

Điều quan trọng là người mẹ nên đặt trẻ ngủ đúng cách, hoặc sử dụng gối chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, như vậy mới có thể tránh được tình trạng đầu bị bẹp.

- Có thể làm bong gân cổ

Hầu hết các loại gối dành cho trẻ sơ sinh đều mềm và không bằng phẳng, có thể làm bong gân cổ của trẻ sơ sinh khi ngủ trong nhiều giờ.

Trẻ nằm gối và trẻ không nằm gối khi ngủ lớn lên sẽ có 3 điểm khác biệt: Không chỉ về IQ, bố mẹ nên lưu ý để thay đổi kiểu ngủ cho con - Ảnh 1.

Bố mẹ nên lưu ý khi cho con nằm gối. Ảnh: Internet

Những ảnh hưởng của việc cho trẻ ngủ gối

1. Làm trẻ bị bẹt đầu, hình dạng đầu mất cân xứng 

Dù là sinh thường hay sinh mổ, em bé cũng bị chèn ép bởi ống sinh, nó có thể khiến não bộ bị biến dạng một chút. Trong mắt một số ông bà lớn tuổi, hình dạng đầu dài và bẹt quá sẽ không đẹp, nên họ cố tình cho trẻ nằm gối sớm để thay đổi hình dạng đầu.

Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh nằm gối quá sớm sẽ khiến phần đầu phía sau bẹt hơn, hình dạng đầu mất cân xứng và dễ bị biến dạng, khi trẻ lớn lên sẽ rất khó thay đổi.

2. Ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của bé

Hiện nay có rất nhiều loại gối chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu không nên sử dụng gối, bởi nó có thể ảnh hưởng tới cột sống và phần cổ chịu nhiều áp lực hơn trong quá trình phát triển.

3. Khiến trẻ phụ thuộc quá nhiều vào gối

Người lớn thường không thể thiếu gối khi ngủ vì họ đã quen với việc sử dụng trong thời gian dài và bị lệ thuộc. Đối với trẻ sơ sinh, việc ngủ gối quá sớm sẽ khiến trẻ dần bị lệ thuộc, nếu bạn đem đi giặt thì trẻ dễ trằn trọc khó ngủ khi không có gối.

Tốt nhất không nên dùng gối cho trẻ trong vòng 3 tháng đầu, bạn có thể dùng khăn xô, gấp lại để kê đầu cho trẻ. Khi đến tuổi dùng gối, tốt nhất nên chọn cho trẻ một số loại gối thấp và mềm.

Trẻ nằm gối và trẻ không nằm gối khi ngủ lớn lên sẽ có 3 điểm khác biệt: Không chỉ về IQ, bố mẹ nên lưu ý để thay đổi kiểu ngủ cho con - Ảnh 2.

Không nên cho con sử dụng gối quá cao từ khi còn nhỏ. Ảnh: Internet.

Khi nào thì trẻ có thể sử dụng gối?

Câu trả lời cho câu hỏi "trẻ có nên nằm gối không?" phụ thuộc rất lớn vào từng cột mốc thời gian phát triển của một đứa trẻ. Cho trẻ nằm gối quá sớm hay quá muộn cũng đều ảnh hưởng tới tư thế và sự phát triển của trẻ.

- Trẻ sơ sinh không cần gối

Trẻ sơ sinh đến lúc 3 tháng tuổi không cần phải kê gối, đầu của chúng nằm ngang ngửa vai. Khi nằm thẳng lưng hay nằm nghiêng thì đầu và thân cần trên cùng một mặt phẳng. Vì lúc này, đầu và cổ của em bé rất mềm, cho nằm gối bây giờ sẽ gây áp lực lên cột sống cổ, dẫn đến biến dạng, làm cổ bị vẹo.

- Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi cần gối mỏng

Vào thời điểm này, cột sống của trẻ bắt đầu cong sinh lý nên việc kê gối cao một chút có lợi cho sự phát triển. Bố mẹ nên sử dụng gối có chiều cao dưới 3cm là hợp nhất, cách đơn giản là chỉ cần sử dụng một cái khăn tắm bằng vải xô thông thường, gấp lại 2 lần. Gối kiểu này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.

- Trẻ trên 6 tháng tuổi cần có độ dày gối thích hợp

Trong giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò và ngồi, cột sống ở khu vực lồng ngực bắt đầu cong sinh lý về phía sau, vai dần mở rộng, lúc này cần tăng độ dày của gối một cách hợp lý.

Trẻ nằm gối và trẻ không nằm gối khi ngủ lớn lên sẽ có 3 điểm khác biệt: Không chỉ về IQ, bố mẹ nên lưu ý để thay đổi kiểu ngủ cho con - Ảnh 3.

Trẻ không cần gối vẫn có thể ngủ ngon. Ảnh: Internet.

Chọn gối như thế nào để phù hợp cho trẻ?

- Gối không quá mềm, không quá cứng

Tùy theo từng độ tuổi của trẻ mà bố mẹ cân nhắc lựa chọn độ mềm của gối. Thông thường, trẻ không thích gối cứng vì khi ngủ sẽ không được thoải mái. Thế nên, cách tốt nhất là nên chọn gối không quá mềm và không quá cứng.

- Độ thoáng khí cao

Bố mẹ nên chọn gối có độ thoáng khí cao vì trẻ dễ ra nhiều mồ hôi và chảy nước dãi. Để tránh vi khuẩn phát triển, gối của trẻ cần phải dễ vệ sinh và thường xuyên giữ sạch sẽ.

- Độ dày thích hợp

Độ dày của gối không được quá cao hay quá thấp, nên phù hợp với cổ của trẻ. Nếu gối quá cao sẽ dễ làm tổn thương cột sống cổ của trẻ. Trẻ từ 3 tháng nên nằm gối cao 1-2cm, trẻ từ 6-8 tháng nên nằm gối cao 3-4cm.

Nguồn: Aboluowang, Zhihu, QQ

San San

Tin mới