Trẻ ít ốm vặt, sức đề kháng tốt có chung 4 đặc điểm này, con bạn có bao nhiêu?

(Tổ Quốc) - Muốn biết con mình có sức đề kháng tốt không, bố mẹ cần nhận biết các dấu hiệu trẻ khỏe mạnh là gì.

Thời tiết nắng nóng khiến trẻ em dễ bị cảm, sốt, ho, sổ mũi... Những triệu chứng này rất nguy hiểm trong thời điểm dịch bệnh đang xảy ra như hiện nay. Vậy nên, nhiều bố mẹ thắc mắc rằng, dấu hiệu của trẻ khỏe mạnh là gì, nó có liên quan tới yếu tố nào và cần phải làm gì để nâng cao sức đề kháng cho trẻ?

4 dấu hiệu của trẻ khỏe mạnh

Những đứa trẻ ít ốm đau, sức đề kháng tốt thường có chung những đặc điểm sau:

1. Không kén ăn

Một đứa trẻ có hệ miễn dịch mạnh, chức năng tiêu hóa của chúng sẽ hoạt động tốt, ăn món nào cũng thấy ngon. Điều này có liên quan tới hệ tiêu hóa của trẻ, phần manh tràng và lá lách đều có liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nếu một đứa trẻ có sức đề kháng tốt, hoạt động các cơ quan tiêu hóa sẽ được cải thiện và mạnh mẽ hơn, đương nhiên trẻ sẽ cảm thấy các món ăn đều rất ngon, không kén ăn.

Trẻ ít ốm vặt, sức đề kháng tốt có chung 4 đặc điểm này: Con bạn được bao nhiêu cái? - Ảnh 1.

Không kén ăn là một trong những dấu hiệu của trẻ khỏe mạnh. (Ảnh minh họa)

Manh tràng chịu trách nhiệm về khả năng miễn dịch của ruột, nếu vi khuẩn xuất hiện trong ruột, hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể sẽ suy yếu. Ngược lại, nếu trẻ ăn ngon miệng, thức ăn không bị tích tụ trong cơ thể, điều này chứng tỏ trẻ có một hệ miễn dịch rất khỏe mạnh.

2. Ngủ ngon

Chất lượng giấc ngủ cũng phản ánh sức khỏe của một người. Nếu trẻ có sức đề kháng tốt, chúng thường ngủ ngon một mạch tới sáng. Đó là do các tế bào miễn dịch trong cơ thể trẻ hoạt động tốt, khi phát hiện ra vi khuẩn có hại xâm nhập, nó sẽ kịp thời tiêu diệt, giúp trẻ ngủ ngon giấc.

Những đứa trẻ có hệ miễn dịch thấp thường hay bị đổ mồ hôi trộm ban đêm, lăn lộn, giật mình tỉnh giấc nhiều lần. Nếu nhận thấy trẻ có những triệu chứng này, chứng tỏ cơ thể đang có vấn đề, cần đến gặp bác sĩ để khám.

3. Ít khi ốm vặt

Ngay cả khi thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột, những đứa trẻ có sức đề kháng mạnh cũng ít khi ốm vặt như cảm cúm, sốt, ho… Điều này là do các kháng thể trong cơ thể trẻ phát hiện ra vi trùng xâm nhập vào và tiêu diệt kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Trẻ ít ốm vặt, sức đề kháng tốt có chung 4 đặc điểm này: Con bạn được bao nhiêu cái? - Ảnh 2.

Ngay cả khi thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột, những đứa trẻ có sức đề kháng mạnh cũng ít khi ốm vặt. (Ảnh minh họa)

4. Vết thương nhanh lành

Trong quá trình chơi đùa, trẻ không thể tránh khỏi có những lúc va chạm, té ngã, xây xát nếu không cẩn thận. Trẻ có hệ miễn dịch mạnh sẽ khiến vết thương nhanh lành hơn, khoảng 2 đến 3 ngày là khỏi hẳn. Nếu là trẻ có sức đề kháng kém, từ một vết thương nhỏ có thể dẫn tới nhiễm trùng, sưng tấy, chảy mủ…

Bố mẹ nên làm gì để nâng cao sức đề kháng cho trẻ?

- Bổ sung vitamin C

Vitamin C rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của con người. Nếu trẻ có sức đề kháng kém, thường hay ốm vặt, bố mẹ cần bổ sung vitamin C kịp thời thông qua việc ăn nhiều rau củ, cam, chanh, kiwi, táo…

Trẻ ít ốm vặt, sức đề kháng tốt có chung 4 đặc điểm này, con bạn được bao nhiêu cái? - Ảnh 4.

- Bổ sung kẽm

Kẽm là một nguyên tố quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan miễn dịch của cơ thể người. Khi trẻ được bổ sung đầy đủ kẽm, nó sẽ thúc đẩy sự phát triển trí não, có lợi cho sức khỏe tổng thể. Một số thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, động vật có vỏ, các loại đậu… nên được bố mẹ bổ sung vào thực đơn cho trẻ.

- Tăng cường vận động

Muốn trẻ có sức đề kháng mạnh, bố mẹ không nên bỏ qua việc cho trẻ vận động, tập thể dục thường xuyên, kết hợp với cân bằng chế độ dinh dưỡng.

- Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Tùy theo từng độ tuổi mà trẻ có thời gian ngủ khác nhau. 

Trẻ sơ sinh không có khái niệm ngày đêm, chúng ngủ khi no và thức dậy khi đói, trung bình mỗi lần ngủ kéo dài từ 2 đến 4 tiếng. Bắt đầu từ tuần thứ 6, trẻ sơ sinh đã có thể ngủ xuyên đêm không cần ăn.

Trẻ 3 tháng tuổi trung bình sẽ ngủ 15 tiếng một ngày, trong đó 9 tiếng vào ban đêm, ban ngày có những giấc ngủ ngắn xen kẽ.

Trẻ 6 tháng tuổi ngủ từ 14 đến 15 tiếng một ngày.

Trẻ 9 tháng ngủ khoảng 14 tiếng một ngày.

Trẻ 1 đến 2 tuổi cần ngủ 13 đến 14 tiếng một ngày, một số trẻ có thể không ngủ trưa nhưng sau đó ngủ liền mạch 11 tiếng ban đêm.

Trẻ 2 đến 3 tuổi ngủ 12 đến 13 tiếng một ngày, giấc ngủ ngắn xen kẽ với nhau.

Nguồn: Daydaynews

PHAN HIỀN

Tin mới