(Tổ Quốc) - Khi trẻ bị sâu răng, không phải chỉ cần nhổ bỏ là xong, nó còn có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý.
Vệ sinh răng miệng với trẻ là vấn đề nan giải của nhiều gia đình. Một số cha mẹ than phiền rằng, con của họ mới 2,3 tuổi đã bị sâu răng. Họ thắc mắc khi trẻ bị sâu răng sớm như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng.
Mối nguy hiểm khi trẻ bị sâu răng sớm
Có 5 hậu quả đáng báo động khi trẻ bị sâu răng sớm, cha mẹ cần đặc biệt chú ý:
1. Trẻ bị sâu răng và rụng răng sớm, nó sẽ ảnh hưởng tới phát âm, khả năng nói, gây rối loạn tâm lý.
2. Sâu răng ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn. Nếu răng bị rụng sớm, nó sẽ làm rối loạn việc mọc răng vĩnh viễn sau này, thậm chí khiến răng mọc lệch, khấp khiểng.
3. Rụng răng sau khi sâu răng sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng nhai của trẻ, liên quan trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu của cơ thể.
4. Bị sâu răng lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn tích tụ trong răng, gây nhiễm trùng mô nướu, có thể dẫn tới sốt, viêm thận, viêm khớp dạng thấp sau này.
5. Sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu có liên quan mật thiết với nhau, nó sẽ gây sưng cục bộ, làm biến dạng khuôn mặt.
Làm thế nào để phòng tránh sâu răng cho trẻ?
- Đánh răng và lấy cao răng thường xuyên
Đánh răng thường xuyên là cách tốt nhất để phòng tránh sâu răng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần dẫn trẻ đến nha sĩ khám răng để lấy các mảng ố bám trên răng, nếu cần thiết sẽ lấy cao răng.
- Trám khe hở
Trên bề mặt răng hàm của trẻ có nhiều vết nứt, khe hở, đường rãnh, sau khi ăn xong, đây là những nơi lý tưởng để vi khuẩn và thức ăn bám vào, rất khó làm sạch bằng bàn chải thông thường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, độ rộng của các khe hở này chỉ 0,1mm, lông bàn chải đánh răng thông thường không thể làm sạch sâu được nên rất dễ gây sâu răng. Vì vậy, các nha sĩ sử dụng một phương pháp gọi là "bịt kín hố và khe hở" để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ. Bác sĩ sẽ trám răng bằng dạng dung dịch trên các vết nứt và rãnh, sau đó mài nhẵn bề mặt răng, như vậy sẽ cặn thức ăn không thể bám vào. Công nghệ này phù hợp cho trẻ từ 3-6 tuổi, nó cũng có thể được sử dụng khi trẻ mọc răng vĩnh viễn lúc 12 tuổi.
- Bôi vecni fluor
Lớp men răng của trẻ rất kém, khả năng chống sâu răng yếu. Khi men răng bị bào mòn sẽ dễ xuất hiện các lỗ sâu răng trong thời gian ngắn. Ngoài kỹ thuật trám bít hố rãnh và khe nứt nói trên, nha sĩ còn có một cách khác là bôi một lớp "sơn bảo vệ fluor" lên răng, có thể giảm thiểu tình trạng sún răng.
Đây là một biện pháp rất hiệu quả, thường được nha sĩ khuyên dùng phòng ngừa sâu răng ở trẻ em. Cụ thể phương pháp này là, nha sĩ sẽ bôi vecni fluor trực tiếp lên răng sữa của trẻ, tạo ra một lớp màng để bảo vệ răng, tái tạo men răng, giúp phục hồi những tổn thương và giảm tốc độ của các lỗ sâu răng phát triển.
Hiền Phan