(Tổ Quốc) - Thất nghiệp không phải là kết thúc cuộc hành trình. Hãy nắm lấy cơ hội thực hiện những dự định bạn ấp ủ từ lâu, khám phá một cánh cửa mới của cuộc đời. Vượt quá biến cố, ắt sẽ có kỳ tích.
Nỗi lo mưu sinh thời dịch bệnh
Dịch Covid-19 kéo dài hơn 2 tháng nay đã khiến các ngành kinh tế lao đao, nhiều lao động mất việc, bị cắt giảm lương, phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp bất đắc dĩ. Vân là một quản lý khách sạn ở khu phố cổ Hà Nội. Đã hơn 3 tháng nay, khách sạn của cô chẳng có nổi một đồng doanh thu vì dịch bệnh Covid-19.
Trước Tết ít lâu, cô là mới được cân nhắc lên chức vụ quản lý khách sạn, con đường sự nghiệp khởi sắc khiến cô bận rộn hơn, thậm chí còn phải trực cả Tết không thể về quê. Vân từng ước rằng, sau đợt cao điểm cô có một ngày nghỉ trọn vẹn để ngủ nướng, một ngày không phải đứng trên đôi giày cao gót đau nhói chân, bộ đồng phục gò bó…
Nhưng tất cả những điều khó chịu ấy giờ đây đã không còn nữa. Khách sạn nơi cô làm việc đã đóng cửa từ hơn 2 tuần này vì không đủ tiền để trang trải các chi phí. Khách sạn rơi vào cảnh thất thu, thiệt hại nặng nề. Đến nay, toàn bộ gần 200 nhân viên đều được thông báo nghỉ việc. Công ty chỉ có thể hỗ trợ được khoản bảo hiểm thất nghiệp nên mọi người đều hết sức khó khăn.
Không chỉ có ngành khách sạn, nhà hàng, các giáo viên – nghề nghiệp được nhiều người coi là ổn định trong xã hội cũng lâm vào tình cảnh lao đao. Từ khi bùng phát dịch, các trường học tạm thời đóng cửa, nhiều giáo viên phải tìm kế mưu sinh khác như bán hàng online, nhận làm tranh ảnh tại nhà, chạy grab kiếm thêm… Tuy nhiên, công việc chỉ có tính chất tạm thời, thu nhập cũng còm cõi, không đủ để trang trải đủ loại chi phí của cuộc sống. Nghỉ việc kéo dài khiến ai cũng bị áp lực, căng thẳng.
Bạn sẽ học được bài học về sự chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ
Thực tế, bệnh dịch hoành hành đã khiến cuộc sống của tất cả mọi người đảo lộn. Ngoài những người bị mắc bệnh, còn có những người may mắn vẫn an toàn, nhưng cuộc sống thì không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Công ty, trường học không biết bao giờ mới hoạt động trở lại, tiền lương tháng này chắc chắn sẽ chẳng thể sung túc như trước… Công việc ngưng trệ, nhưng trong những chuỗi ngày "cách ly khỏi cộng đồng" vì bệnh dịch, bạn vẫn ăn, phải mặc, phải thanh toán đủ loại hóa đơn…Vì thế mà bạn không thể buông thả, phó mặc cho mọi thứ.
Bệnh dịch xảy như một "cái bẫy" của cuộc đời, khiến sự nghiệp của nhiều người lao dốc. Nhưng nếu sở hữu 3 loại năng lực dưới đây, thì bạn sẽ có điểm tựa để trụ lại và dần dần leo tiếp con dốc sự nghiệp, thậm chí có thể mở ra một con đường mới sau này:
Bản lĩnh ứng biến là một kỹ năng sinh tồn
Khi đi phỏng vấn xin việc, chắc hẳn nhiều người chúng ta đã được hỏi: Lý do công ty nên chọn bạn là gì? Rất nhiều mẫu trả lời rập khuôn được gợi ý như đưa ra các thành tích cá nhân, lợi nhuận bạn đem về cho công ty trước đó với những con số hấp dẫn… Nhưng kỳ thực, câu trả lời mà nhà tuyển dụng mong muốn đó là: Một người có khả năng phát huy được năng lực bản thân trong môi trường gai góc mới là người bản lĩnh thực sự.
Những người trẻ tuổi, sự rèn giũa chưa nhiều, điều cần có là tính cách dám đương đầu, thử thách. Người ở độ tuổi trung niên, bản lĩnh chính là kinh nghiệm, không nao núng trước những khó dễ của cuộc đời.
Muốn lăn lộn được trong cuộc đời, đi đâu cũng có đất sống, nhất định phải rèn cho mình bản lĩnh độc lập, kỹ năng ứng phó, tự mình giải quyết mọi việc.
Sẵn sàng nghênh đón sự thay đổi bất cứ lúc nào
Trong xã hội, từ lâu đã không còn tồn tại công việc có thể làm đến suốt đời nữa rồi. Ở nơi làm việc, lúc bạn cảm thấy ổn định nhất cũng chính là lúc nguy cơ tìm đến. Bệnh dịch ập đến bất ngờ, kinh tế lao đao. Nhiều người trước đó, thu nhập cao ngất ngưởng, cuộc sống không phải suy nghĩ đến tiền bạc nên tưởng rằng mình chẳng điều gì có thể đánh bại mình.
Những cũng có người luôn không ngừng học hỏi. Lúc tôi mới quen, Trần Linh chỉ là một nhân viên văn phòng bình thường. Nhưng lúc mọi người tiệc tùng liên hoan, anh vẫn chăm chỉ học thêm kỹ năng, nghiệp vụ, nghiên cứu các xu hướng tài chính mới, kết hợp với kiến thức mình đang làm mà nghiên cứu, viết thành các phương pháp quản lý tài chính cá nhân hữu ích.
Từ 2 năm trước, anh đã lập một trang web riêng, mỗi ngày đều chia sẻ với mọi người những kiến thức bản thân nghiên cứu được về thương mại, tài chính, thu hút rất nhiều người theo dõi.
Khi bệnh dịch ập đến, công ty cắt giảm nhân sự, Nguyễn Linh cùng vài đồng nghiệp mới vào công ty nằm trong danh sách cắt giảm. Ai cũng lo lắng về kế sinh nhai sắp tới, còn Nguyễn Linh lại không nao núng. Anh sẽ tiếp tục phát triển nguồn thu nhập thụ động của mình từ trang web này. Nhờ đã chuẩn bị sẵn kiến thức, kỹ năng, việc lập một kế hoạch cho tương lai sẽ không quá khó khăn.
Từng có một câu nói rất nổi tiếng: "Tất cả những thứ bạn từng học sẽ có ích ở một vài thời điểm nào đó trong cuộc sống của bạn." Đừng bao giờ đợi đến khi cuộc sống làm khó bạn mới hối hận rằng mình đã sống quá nhàn rỗi, quá an toàn trong quá khứ.
Vào thời khắc quyết định, thứ có thể cứu bạn ra khỏi hố sâu không phải vị trí của bạn trong công ty, dành bao nhiêu thời gian cho công việc mà chính là liệu bạn có đủ khả năng, bản lĩnh để có thể tự mình đứng vững không.
Trong cuộc sống, thứ có thể đem đến cho bạn cảm giác an toàn chính là năng lực cạnh tranh và khả năng ứng biến trong mọi tình huống.
Nếu không may bạn mất việc trong đợt đại dịch này, đừng quá bi quan, lo lắng. Cuộc sống có rất nhiều biến cố bất ngờ, không có biến cố thì không thể xuất hiện kỳ tích. Bạn có thể buồn một chút vì sự thay đổi không mong muốn, nhưng đừng để nỗi buồn nhấn chìm. Bạn có rất nhiều dự định chưa thực hiện được đúng không? Có rất nhiều lối đi khác chờ bạn khám phá. Thất nghiệp không phải kết thúc của hành trình. Hãy coi khó khăn lúc này là một cơ hội để khởi đầu mới!
Hoàng Lan