(Tổ Quốc) - Những ngày Tết nếu chồng hay người nhà lỡ quá chén thì bạn hãy tham khảo làm những món giúp giải rượu cực hiệu quả này nhé!
1. Canh kim chi thịt bò
Kim chi giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ và mắc bệnh về tim mạch.
Trong kim chi chứa tỏi - loại thực phẩm có chứa cả allicin và selen, là hai chất ngăn cholesterol cao trong cơ thể và ngăn chặn hình thành chất béo trong thành động mạch, từ đó lưu lượng máu trong cơ thể được cải thiện, giảm lượng cholesterol và huyết áp.
Nguyên liệu:
500g kim chi cải thảo
226g thịt heo ba chỉ hoặc thịt bò
1 thìa súp dầu mè
1 - 3 thìa súp ớt bột Hàn Quốc Gochugaru
120ml nước kim chi (không bắt buộc)
480ml nước (Nếu không có nước kim chi thì thêm 120ml nước nữa)
1 thìa súp nước tương
1 thìa súp tỏi băm
300g đậu phụ
2 cây hành lá
Hạt tiêu đen
1 - 2 thìa cafe đường (không bắt buộc)
>> Xem cách nấu canh kim chi thịt bò tại đây
2. Canh bò và rong biển
Thành phần Fertile clement và Alga Alkane Mannitol trong rong biển có khả năng nuôi dưỡng các loại vi khuẩn có lợi, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn, đồng thời tiêu độc và loại bỏ độc tố, chất cặn bã trong ruột.
Thịt bò: giàu protein sẽ giúp cơ thể hồi phục và tỉnh táo nhanh chóng sau khi bị say rượu.
Nguyên liệu:
400g rong biển khô
200g thịt bò thăn
1 muỗng canh dầu mè
1 tép tỏi, băm nhỏ
2 muỗng canh nước tương
>> Xem cách nấu canh giá đỗ chi tiết ở đây
3. Canh giá đỗ
Giá đỗ rất giàu dinh dưỡng, giàu protein và các lại vitamin: B1, B2, B6,…đặc biệt là vitamin C. Vì vậy giúp giải nhiệt, thanh độc rất tốt. Trong giá đỗ có hoạt chất khử gốc tự do, giúp giải độc rượu cực kì hiệu quả.
Nguyên liệu:
Phần nguyên liệu thịt viên
250g thịt nạc heo
2 cây hành lá
1 mẩu gừng
200ml nước nóng
1 chút muối
1 quả trứng
1/4 thìa cafe hạt tiêu
1 thìa súp nước tương
2 thìa súp bột ngô
Phần nguyên liệu nấu canh
2 thìa súp dầu ăn
1 quả cà chua thái nhỏ
150g giá đỗ
1 mẩu gừng
Muối
1 lít nước
>> Xem cách nấu canh giá đỗ chi tiết tại đây
4. Nước bột sắn dây
Theo Đông y, củ sắn dây có vị ngọt, tính bình, hơi mát, có công năng giải biểu, thanh nhiệt, sinh tân… Theo Tây y, thành phần chính của bột sắn dây là tinh bột và các chất soybean flavone, isofvane có tác dụng làm giãn động mạch vành và động mạch não, ổn định đường trong máu, làm hết co giật cơ bắp, hạ nhiệt, giải khát… Chính vì thế, cả Đông y lẫn y học hiện đại đều công nhận bột sắn dây có tác dụng giải rượu thần kì.
Nguyên liệu:
Bột sắn dây
1 quả chanh
Nước ấm
Đường (không bắt buộc)
>> Xem cách pha nước bột sắn dây ở đây
5. Nước đậu xanh
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải độc. Vì vậy, nước đậu xanh có tác dụng giải rượu rất nhanh, hiệu quả.
Nguyên liệu:
100g đậu xanh nguyên hạt
Đường phèn
Nước
>> Xem cách nấu nước đậu xanh tại đây
6. Nước cam mật ong
Mật ong chứa natri và kali góp phần làm giảm cảm giác buồn nôn khi say rượu. Đồng thời, mật ong cung cấp fructose hỗ trợ chức năng gan, giúp gan dễ dàng chuyển hóa rượu. Trong nước cam ngoài có nhiều vitamin C, nước cam còn chứa rất nhiều đường fructose, các chất chống oxy hóa giúp lượng cồn trong người tiêu hóa nhanh chóng.
Nguyên liệu:
2 quả cam
Mật ong
Nước
>> Xem cách pha nước cam mật ong tại đây
7. Nước gừng tươi
Uống nước gừng tươi giải rượu là phương pháp phổ biến được dùng nhiều nhất. Thái gừng thành các lát nhỏ, mỏng, sau đó đem sắc thành nước uống. Nếu có thời gian, bạn có thể nướng gừng trước để tăng thêm hiệu quả giải rượu.
Tính nóng của gừng giúp kích thích các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó, lượng cồn trong cơ thể cũng bị đẩy ra ngoài nhanh. Chỉ một ly nước gừng nóng là cơ thể bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
(Tổng hợp)
Bun