TOÀN CẢNH COVID ngày 18/7: Kỷ lục 5.887 ca mắc mới, riêng TP.HCM 4.602 ca; Hà Nội ra "Công điện 15" cấp bách chống dịch

(Tổ Quốc) - Ngày 18/7, cả nước tiếp tục ghi nhận số ca mắc cao kỷ lục, đặc biệt tại TP.HCM.

Cả nước ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục

Tính từ 6h đến 19h30 ngày 18/7 có 2.828 ca mắc mới (BN51003-53830):

Trong số đó, TP.HCM tiếp tục ghi nhận số ca mắc cao với 2.310 ca, Đồng Nai (72), Đồng Tháp (65), Bình Dương (64), Đà Nẵng (46), Long An (41), Phú Yên (39), Bình Thuận (37), Hà Nội (33), Khánh Hòa (31), Cần Thơ (14), Hưng Yên (13), Kiên Giang (9), Bình Phước (7), Nghệ An (5), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (4), Bắc Ninh (3), Bình Định (2), Hà Nam (2), Lâm Đồng (1), Thừa Thiên Huế (1), Bắc Giang (1), Sóc Trăng (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1); trong đó 2.108 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

 21 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh (10), Quảng Nam (6), Hải Phòng (2), Thanh Hóa (1), Kiên Giang (1), Khánh Hòa (1).

- Trong ngày 18/7, Việt Nam ghi nhận 5.926 ca mắc mới:

 5.887 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (4.692), Bình Dương (345), Đồng Nai (147), Đồng Tháp (101), Long An (89), Khánh Hoà (60), Phú Yên (55), Đà Nẵng (46), Tây Ninh (42), Hà Nội (42), Bà Rịa - Vũng Tàu (41), Vĩnh Long (38), Bình Thuận (37), Tiền Giang (31), Cần Thơ (26), Kiên Giang (19), Bến Tre (17), Hưng Yên (13), Bình Phước (7), Bình Định (6), Nghệ An (5), Sóc Trăng (4), Bắc Ninh (4), Quảng Ngãi (4), Ninh Thuận (4), An Giang (3), Bắc Giang (2), Hà Nam (2), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1), Thừa Thiên Huế (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1); trong đó 4.960 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

TOÀN CẢNH COVID ngày 18/7: Cả nước ghi nhận số ca mắc

Ảnh minh họa.

 39 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh (17), Tây Ninh (9), Quảng Nam (6), Hải Phòng (2), Hải Dương (1), Bắc Kạn (1), Thanh Hoá (1), Kiên Giang (1), Khánh Hoà (1).

Tính đến 19h30 ngày 18/7:

- Việt Nam có tổng cộng 51.771 ca ghi nhận trong nước và 2.059 ca nhập cảnh. 

- Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 50.201 ca.

Cũng trong ngày hôm nay 18/7, Tiểu ban điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo 29 ca tử vong do COVID-19 số 226-254. Đây là các bệnh nhân tử vong từ ngày 04-17/7/2021 tại TP Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Bắc Giang, Hà Nội.

Như vậy, với 29 trường hợp tử vong này đã nâng tổng số ca tử vong do COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 này là 219 trường hợp tử vong, trong đó đa phần là các ca bệnh có tuổi cao, có bệnh lý nền lâu năm như ung thư, ung thư di căn, cong vẹo cột sống, thận nhân tạo, viêm gan, bệnh lý về máu, tăng huyết áp, đái tháo đường...

Đến nay, tổng số trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện là 254 trường hợp.

Tình hình xét nghiệm, điều trị và tiêm chủng

TOÀN CẢNH COVID ngày 18/7: Cả nước ghi nhận số ca mắc

Ảnh minh họa.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.525.027 xét nghiệm cho 11.975.213 lượt người.

- Số ca đang điều trị âm tính với SARS-CoV-2:

Lần 1: 267

Lần 2: 116

Lần 3: 118

- 355 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 18/7.

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.667 ca.

- Tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.261.252 liều vắc xin phòng COVID-19, trong đó:

Số người đã được tiêm 1 mũi là 3.956.254 người.

Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là: 304.998 người.

Hà Nội ra công điện khẩn ứng phó dịch

Theo báo cáo của Bộ Y tế, ngày hôm nay Hà Nội ghi nhận thêm 42 ca dương tính với SARS-CoV-2. Theo đó, nhiều khu vực, địa điểm cũng bị phong tỏa, cách ly y tế tạm thời do có liên quan đến ca nhiễm này. Đặc biệt, trong số những ca nhiễm mới này, ghi nhận tại nhiều chung cư có số lượng cư dân sinh sống lớn như: Chung cư 87 Lĩnh Nam, Diamond Flower...

Trước sự diễn biến phức tạp của dịch, chiều ngày 18/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước. Trong đó, có nhiều nội dung quan trọng về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với đặc thù của TP.

TOÀN CẢNH COVID ngày 18/7: Cả nước ghi nhận số ca mắc

Hà Nội tiến hành phong tỏa, cách ly y tế nhiều địa điểm có ca nhiễm trong ngày 18/7.

Người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết

Kể từ 0h ngày 19/7, Hà Nội áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn. Thành phố yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động, mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, và các trường hợp khẩn cấp khác như khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

Không tụ tập quá 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; Thực hiện nghiêm thông điệp 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp...

Thành phố yêu cầu tạm thời không tổ chức đám cưới; đám tang tổ chức không quá 30 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt...

Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hoạt động bao gồm: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...).

Các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về...

Giảm 50% số ghế trên phương tiện hành khách công cộng

Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân; 

Đối với các phương tiện vận tải hàng hóa từ các tỉnh, thành phố,... tài xế phải có xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime PCR không quá 3 ngày...

"Nốt trầm" ở TP.HCM

TP.HCM đang là điểm nóng "dịch" của cả nước. Trong những ngày qua, số lượng ca nhiễm tại đây không ngừng tăng lên, điều này dẫn đến quá tải tại các BV, khu điều trị cũng như khu cách ly. 

Đặc biệt trong bối cảnh đó, nhiều trường hợp F0 chưa kịp chuyển đến các BV chuyên điều trị, thu dung các BN nặng đã tử vong trong khu cách ly. Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong thẳng thắn cho biết, thực tế những ngày qua đã xảy ra tình trạng F0 diễn biến nặng tại khu cách ly nhưng các bệnh viện không tiếp nhận điều trị dẫn đến tử vong.

Ông nhìn nhận thực tế những ngày qua đã xảy ra việc có F0 nặng dẫn đến tử vong tại khu cách ly sau khi liên hệ mà bệnh viện không tiếp nhận điều trị.

Ông phê bình gay gắt các giám đốc bệnh viện để xảy ra tình trạng này và cho rằng đó là sự vô trách nhiệm, nếu nơi điều trị vẫn còn giường trống.

Chủ tịch UBND TP chỉ đạo các bệnh viện điều trị phải nhận các ca F0 khi các quận, huyện yêu cầu.

Đồng thời yêu cầu Sở Y tế xây dựng bản đồ các bệnh viện điều trị F0 nhẹ và nặng, bệnh viện hồi sức tích cực… nhằm kịp thời điều phối, chuyển các ca F0 đến bệnh viện điều trị gần nhất.

Cả nước hướng về thành phố mang tên Bác

Với tinh thần tương thân, tương ái, những ngày này, người dân cả nước đang “hòa cùng nhịp đập” hướng về TP Hồ Chí Minh để sẻ chia khó khăn với những dân nơi đây đang thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19.

Hàng chục ngàn suất quà, gồm tiền mặt, nông sản, cá khô, chả giò, ruốc, muối sả… được gom góp gửi theo xe vào Nam, trao đến tận cho các gia đình đang trong cơn khốn khó, hoạn nạn.

Hàng ngàn hộp muối sả và hơn 100kg rau, củ quả của nhóm bạn trẻ và những nông dân vùng đầm phá Tam Giang, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên-Huế) gom góp đã được gửi theo xe khách vào tặng cho những người làm bốc vác đang tá túc tại các phòng trọ ở TP Hồ Chí Minh. Để có được số hàng này, nhóm bạn trẻ và những nông dân phải chế biến ròng rã trong gần 5 ngày qua.

Nhiều hình ảnh xúc động về người dân rủ nhau quyên góp các loại hàng hóa, thực phẩm gửi vào giúp bà con TP Hồ Chí Minh từ khắp mọi miền đất nước đã được chia sẻ trên MXH.

TOÀN CẢNH COVID ngày 18/7: Cả nước ghi nhận số ca mắc

Những chuyến xe chở đầy yêu thương của người dân khắp cả nước hướng về TP.HCM.

Xã Tân Long, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) mấy ngày qua, người dân trên địa bàn đã góp hơn 2 tấn nông sản và một số hàng hóa khác; trong đó riêng chị Nguyễn Thị Hạt ở thôn Long Thành đóng góp một con lợn nặng 1,2 tạ. Sau khi tiếp nhận, xã đã nhờ người làm thịt và chị em phụ nữ đã tổ chức làm muối sả thịt, đóng hộp gửi vào cho bà con đang gặp khó khăn.

Còn tại huyện Triệu Phong, chưa đầy một tuần lễ, người dân đã đóng góp được hơn 20 tấn nông sản để ủng hộ bà con ở TP Hồ Chí Minh. Và, việc đóng góp nông sản vẫn chưa dừng lại, trong khi nhiều phương tiện đã lên đường vận chuyển vào Nam.

Cũng trong ngày hôm nay, tỉnh An Giang cũng đã gửi tặng 65 tấn gạo, 20 tấn rau củ các loại, 10.000 lon cá hộp và nhiều hàng hóa, vật phẩm khác đến người dân TP Hồ Chí Minh ở các điểm cách ly, phong tỏa.

TOÀN CẢNH COVID ngày 18/7: Cả nước ghi nhận số ca mắc

Chuyến xe "yêu thương" tỉnh An Giang gửi đến người dân TP.HCM.

Không chỉ được ủng hộ về mặt cơ sở, vật chất, TP.HCM còn được các đơn vị y tế trên cả nước "hỗ trợ" nhân lực chống dịch.

Tính đến ngày 15/7/2021, ngành y tế TP.HCM đã đón 24 đoàn công tác đến từ Sở Y tế các tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện cấp Bộ, ngành và 11 trường Cao đẳng, Đại học với tổng cộng 4.473 người.

Trong đó có 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên tham gia hỗ trợ.

Còn vô vàn sự ủng hộ khác từ người dân khắp cả nước gửi đến TP.HCM trong những ngày vừa qua. Giữa  đại dịch, chúng ta mới càng thấm thía tình đoàn kết, "bầu bí thưng nhau" của người dân Việt Nam, cùng chung tay, đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh, trả lại những ngày bình yên.

HẠ VŨ

Tin mới