(Tổ Quốc) - Một cô gái đã tin Tiktoker và mua loại thực phẩm này về làm nước uống. Thế nhưng, kết quả là tình trạng đau bụng kinh của cô thêm trầm trọng hơn. Diễn biến sau đó gay cấn khiến ai cũng tò mò.
Tiktoker chia sẻ uống mật mía - đường đen chữa đau bụng kinh siêu tốt. Tuy nhiên, một người dùng đã tố cáo cô nói sai vì bản thân đã trải nghiệm và tình trạng thêm tồi tệ hơn.
Trước "cái tát" điếng người, Tiktoker đã xin hình ảnh loại đường bạn nữ này dùng và phát hiện đây không phải đường đen - mật mía. Tiktoker tiếp tục khẳng định loại đường này giúp giảm đau bụng kinh siêu tốt.
Lương y Bùi Hồng Minh nhận định dùng đường đen chữa đau bụng kinh là kinh nghiệm dân gian, có hiệu quả thực sự.
Chuyên gia khuyến cáo cách phân biệt với đường tinh luyện, tránh mua nhầm đáng tiếc.
Tiktoker "bật mí" món đồ uống giảm đau bụng kinh hơn vạn viên thuốc, có người làm theo liền bị đau thêm
Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok, một Tiktoker "bật mí" món đồ uống giúp giảm đau bụng kinh siêu tốt. Đó là đồ uống làm từ mật mía - đường đen. Một cô gái đã tin và mua mật mía - đường đen về uống. Thế nhưng, kết quả là tình trạng đau bụng kinh của cô thêm trầm trọng hơn.
Cô gái này sau đó đã nhắn tin trách móc Tiktoker tiết lộ cách giảm đau bụng kinh sai lầm. Thế nhưng khi xin ảnh mật mía - đường đen mà cô nàng đã mua uống, Tiktoker mới ngớ người hiểu tại sao.
Tiktoker khẳng đường đen giúp trị đau bụng kinh liền bị người dùng cho "cú tát" vào mặt.
"Mọi người đừng để rơi vào trường hợp giống bạn này nha! Đợt trước Melon có chia sẻ về đường đen hay còn gọi là mật mía có thể giúp các bạn nữ thoải mái hơn vào những ngày "tới tháng". Nhưng bạn này lại mua nhầm loại đường đen này", Tiktoker chia sẻ.
Cô cho rằng, đây là đường tinh luyện. Và tất nhiên sẽ không có hiệu quả gì hết vì "đây là đường tinh luyện mà, đâu phải đường thô đâu"!
Trong khi đó, đường phên, mật mía hay còn gọi là đường đen là loại này:
"Nó khác hoàn toàn, có giá trị dinh dưỡng cao hơn rất nhiều, giàu vitamin hơn và nhiều sắt, canxi. Đây còn được mệnh danh là sô cô la Á Đông - bí quyết sống còn của các bạn nam và những ngày "tới tháng" của các bạn nữ".
Đem 2 loại đường đặt cạnh nhau so sánh, Tiktoker nhấn mạnh, loại đường mà bạn nữ kia nhầm lẫn chính là đường được dùng trong sản xuất trà sữa, toàn là hàng pha trộn nguyên liệu nên khuyến cáo mọi người đừng mua nhầm.
Còn nếu đã mua đúng, hãy sẵn sàng làm một ly nước mật mía - đường đen ấm cho thêm hoa mộc quế, câu kỷ tử và thưởng thức nhé! "Bạn sẽ cực kỳ sảng khoái, thư giãn và sảng khoái đó nha!", Tiktoker nhắn nhủ.
Sự thật công dụng đường đen - mật mía có thể chữa đau bụng kinh?
Trao đổi với cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), ông cho biết, trong sách y học cổ truyền không xác định đường là vị thuốc. Đây chỉ là một loại thực phẩm dùng trong ăn uống hàng ngày.
Đường có nhiều loại chế biến từ các loại cây cho vị ngọt đường. Nhưng đường được chế biến chủ yếu từ mía. Đường đen được làm từ mật mía chế non chưa cô đặc. Nói đơn giản thì đường đen chính là đường mía thô, được hình thành từ mật mía nguyên chất.
"Kinh nghiệm dân gian là có thể dùng mật mía hay đường đen chữa đau bụng kinh vì có công dụng hỗ trợ bổ huyết và hành huyết. Từ đó giúp chị em phụ nữ dễ chịu hơn khi "tới tháng"", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Phân biệt đường đen - mật mía với đường tinh luyện trên thị trường
Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, nhiều người bán hàng vì trục lợi mà bán đường tinh luyện dạng màu nâu đen nhưng rao là đường đen - mật mía khiến mất tiền oan. Để nhận biết đường đen - mật mía đúng chuẩn, bạn cần chú ý những tiêu chí sau:
1. Màu sắc
- Đường tinh luyện: Đường thường có màu trắng sáng.
- Đường mía thô có màu từ màu vàng vàng đến nâu vàng, nâu, nâu sẫm và giống như màu sô cô la đen, tùy thuộc vào mức độ nấu, thời tiết lúc thu hoạch và tùy thuộc vào giống mía.
2. Kết cấu
- Đường tinh luyện: ở thể rắn, cứng và kết tinh.
- Đường mía thô: nửa rắn, mềm hơn so với đường, và vô định hình.
3. Thành phần chất
Cả hai đường mía thô và đường tinh luyện đều chủ yếu là sucrose, nhưng có một số khác biệt.
- Đường tinh luyện: Chỉ có duy nhất sucrose (C12H22O12).
- Đường mía thô: Chủ yếu là đường sucrose (C12H22O12), ngoài ra còn có muối khoáng, sắt và chất xơ. Đặc biệt các giống mía cổ trồng 12 tháng, trồng theo phương pháp quảng canh (irgnore themselves), đường mía thô sẽ chứa lượng muối khoáng và sắt rất lớn.
TH