Tích xưa về bánh ú tro trong ngày Tết Đoan Ngọ: Tục lệ quen thuộc của người Á Đông mang nặng giá trị tinh thần không phải ai cũng biết

(Tổ Quốc) - Vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch, người Việt luôn sử dụng bánh ú tro. Với người Trung Quốc cũng vậy, họ không bao giờ thiếu món ăn này trong ngày Tết Đoan Ngọ.

Bánh ú tro của người Hoa du nhập vào Việt Nam từ lâu đời, chúng du nhập đến các nước châu Á với nhiều tên gọi khác nhau.

Nhiều người Trung Quốc tin rằng, ăn bánh ú tro trong ngày Tết Đoan Ngọ là để tưởng nhớ đến đại thi nhân Khuất Nguyên. Trên thực tế, theo các chuyên gia nghiên cứu, bánh ú tro không chỉ là món ăn dân gian thông thường mà còn là thứ bánh mang nặng ý nghĩa tinh thần.

Theo chuyện xưa, vào cuối thời Chiến Quốc, nước Sở có một vị đại thần tên là Khuất Nguyên. Ông còn là một nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc. Vào năm 340 trước Công Nguyên, đại thi nhân Khuất Nguyên phải đối mặt với nỗi đau đất nước suy vong, vua làm sai nhưng ông không ngăn được, cộng thêm gian thần hãm hại. Ngày 5/5, ông uất ức tự vẫn tại sông Mịch La. 

Để tưởng nhớ một trung thần, hằng năm cứ đến ngày này người dân Trung Quốc thường dùng ống tre đựng gạo, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài rồi ném bánh ra giữa sông để tế cúng Khuất Nguyên. Đây được xem là nguồn gốc của bánh ú tro sớm nhất ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, tại nhiều vùng ở Tô Châu và Gia Hưng, người dân đã ăn bánh ú tro để bày tỏ tiếc thương với tướng quốc nước Ngô Ngũ Tử Tư. Sau khi ông bị giết chết vào cuối thời Xuân Thu, thi thể của ông đã bị ném xuống dòng Tư Giang. Dân gian tương truyền, người dân nước Ngô đã ném bánh ú tro xuống sông để tránh tôm cá ăn tấn công thi thể Ngũ Tử Tư. 

Ăn bánh ú tro trong ngày Tết Đoan Ngọ là tục lệ quen thuộc từ Đông sang Tây, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo các tài liệu lịch sử, ngay từ thời kỳ Xuân Thu, người xưa đã dùng lá cây niễng để gói gạo, những gói bánh này gọi là "giác thử". Một số khác đã dùng ống tre để đựng gạo và nướng chín, chúng được gọi là "đồng tống" (bánh ống tre). 

Đến thời Đông Hán, ống tre đựng gạo được chuyển thành lá tre hoặc cỏ lau gói bánh. 

Thời Tây Tấn, bánh ú tro chính thức trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ. Lúc này, ngoài gạo nếp, nguyên liệu làm bánh ú tro còn được thêm các vị thuốc Bắc. 

Trong thời kỳ Nam Bắc Triều bắt đầu xuất hiện loại bánh ú thập cẩm. Phần nhân được thêm thịt, hạt dẻ, táo tàu, đậu đỏ,... 

Đến thời nhà Đường, gạo được dùng làm bánh ú tro đã trở nên "trắng xóa như ngọc" và hình dạng bánh là hình nón hoặc hình thoi. 

Thời nhà Tống, người xưa đã cho thêm trái cây vào bánh ú, gọi là "bánh ú mứt trái cây". 

Ăn bánh ú tro trong ngày Tết Đoan Ngọ là tục lệ quen thuộc từ Đông sang Tây, rốt cuộc là vì nguyên nhân gì? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Vào thời nhà Nguyên - Minh, nguyên liệu dùng để gói bánh ú đã thay đổi từ lá niễng sang lá tre. Sau đó lại xuất hiện thêm loại bánh ú được gói bằng lá lau sậy và bổ sung thêm nguyên liệu: Bột đậu, thịt heo, hạt thông, óc chó,... và có nhiều màu sắc hơn.

Vào tháng 12/2010, hai mẫu bánh ú tro đã được tìm thấy trong khu mộ cổ thời Tống ở huyện Đức An, Giang Tây. Theo nghiên cứu, đây là loại bánh ú tro sớm nhất trên thế giới. 

Bánh ú tro không chỉ có nhiều loại và nhiều hình dạng khác nhau mà đến hương vị cũng khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là vị ngọt và mặn.  

Nguồn: Baidu, People CN

HY LI

Tin mới