(Tổ Quốc) - Tường thuật sai sự việc, tung tin đồn thất thiệt, sử dụng hình ảnh sai mục đích... là rất nhiều vụ việc chỉ vì câu like "ảo" nhưng đã để lại hậu quả cho cả nạn nhân lẫn đối tượng vi phạm.
Mạng xã hội sinh ra với rất nhiều lợi ích của nó, nhất là trong thời đại phát triển về mọi mặt như ngày nay, thế giới phẳng 4.0 không thể thiếu trong sự vận hành của xã hội.
Tuy nhiên, chính vì những đặc thù riêng của nó mà không ít tiêu cực được sinh ra từ những đối tượng với mục đích trục lợi cá nhân. Đặc biệt, có điều khá mới lạ được sản sinh ra từ mạng xã hội đó là câu view, câu like.
Bắt nguồn từ việc có nhu cầu tăng tương tác giữa trang cá nhân của mình và những người xung và muốn gây chú ý trên cộng đồng mạng xã hội, không ít người đã có những hành vi đăng tải sai sự thật, bịa đặt, thậm chí là tường thuật sai bản chất để có được lượng like, view như mong muốn.
Page Theanh28 với hơn 5 triệu lượt theo dõi bị kêu gọi tẩy chay bởi bài đăng tải xuyên tạc, xúc phạm nạn nhân hiếp dâm
Mới đây thôi, sự việc page Theanh28 dính hàng loạt nhưng "phốt" không mấy hay ho. Đặc biệt là bài viết cợt nhả, xuyên tạc về 1 nạn nhân của vụ án hiếp dâm đã khiến cho cộng đồng mạng xã hội lên án gay gắt và có cái nhìn không còn thiện cảm với 1 page lớn như Theanh28.
Theanh28 là fanpage có đến gần 5 triệu lượt theo dõi trên Facebook, thường xuyên đăng tải thông tin về các vụ việc, sự kiện được quan tâm trong giới trẻ.
Vừa qua, fanpage này đã đăng tải về vụ án người phụ nữ bị hiếp dâm ở An Giang, nhận về hàng chục ngàn tương tác từ cộng đồng mạng, trong đó có rất nhiều ý kiến chỉ trích, bất bình.
Nguyên nhân là do Theanh28 đã lồng ghép vào vụ án trên các thông tin sai lệch, nói về nạn nhân bằng giọng điệu cợt nhả và bôi bác, ngược lại hoàn toàn so với thông tin được cung cấp từ cơ quan công an.
Tuy rằng sự việc này có thật nhưng bản chất là 1 vụ án hình sự cần lên án, nạn nhân là 1 người phụ nữ cần được lên tiếng bảo vệ thì qua cách truyền tải của fanpage lại thành 1 câu chuyện nhố nhăng, không nghiêm chỉnh và bôi nhọ nạn nhân cũng như những người liên quan đến sự việc.
Những tưởng chỉ là câu chuyện vô thưởng vô phạt qua màn hình máy tính, điện thoại... thế nhưng từ những thông tin không chính xác này đã dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho nạn nhân, trong 1 số trường hợp cụ thể, những tin đồn này có thể ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội.
Em bé sơ sinh biết nói khuyên ăn trứng gà để phòng bệnh và 1 loạt tin đồn mùa dịch Covid-19
Muôn kiểu tin đồn thiếu căn cứ xung quanh dịch bệnh cúm virus Corona xuất hiện suốt những ngày gần đây. Không ít người đã phải trả giá cho những thông tin thất thiệt đó, tuy nhiên dường như chưa đủ để cảnh báo 1 số bộ phận người dân.
Em bé sơ sinh biết nói, thậm chí còn khuyên mọi người ăn... trứng luộc để thoát dịch bệnh, đó là đăng tải thiếu căn cứ và phản khoa học của 1 số tài khoản Facebook.
Tài khoản này còn cảnh cáo nếu muốn sống thì hãy làm theo lời "em bé" kia. Câu chuyện quá mức hư cấu này khiến hầu hết cộng đồng mạng không ai tin tưởng, tuy nhiên cũng chẳng biết nên khóc hay cười vì tính chất vô lý, phản khoa học mà những người này đăng tải.
Hành động lợi dụng dịch bệnh với những diễn biến phức tạp và tâm lý phòng bệnh của người dân để câu like trên trang cá nhân của mình như những trường hợp này thực sự đáng lên án.
Ngày 10-4-2020, Sơn bị Viện kiểm sát Lâm Đồng khởi tố, cho tại ngoại để điều tra hành vi Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ngày 1-4-2020, Sơn dùng Facebook tên "Hồ Hoàng Duy" đăng lên nhóm cộng đồng có khoảng 60.000 theo dõi: "... Đà Lạt có ba ca nhiễm Covid-19. Trong đó một ca đã tử vong lúc 4h sáng nay, hai ca còn lại đã được đưa đi cách ly...".
Muôn kiểu tin đồn thiếu căn cứ xung quanh dịch bệnh cúm virus Corona xuất hiện suốt những ngày gần đây. Không ít người đã phải trả giá cho những thông tin thất thiệt đó, tuy nhiên dường như chưa đủ để cảnh báo 1 số bộ phận người dân.
Nghệ sĩ bị bôi nhọ bằng những câu chuyện bịa đặt
Mới đây nghệ sĩ Trấn Thành đã kiên quyết xử lý những đối tượng đăng tải thông tin thiếu kiểm chứng về mình.
Trấn Thành dính vào tin đồn "bay lắc" nhận được sự quan tâm của dư luận. Ngay lập tức, phía Trấn Thành đã khẳng định đó là tin nhắn giả mạo nhằm bôi nhọ danh dự. Đồng thời, anh cũng có những biện pháp xử lý triệt để và giải quyết vụ việc theo pháp luật.
Trước đó, Trấn Thành kêu gọi cộng đồng mạng tìm ra chủ tài khoản tung tin đồn, thưởng nóng 5 triệu cho ai có thông tin. Ngay sau đó, 2 người này đã chủ động nhắn tin xin lỗi anh. Tuy nhiên Trấn Thành vẫn hẹn gặp, làm việc để xử lý triệt để.
Cuối cùng, hai người tung tin xin lỗi và bày tỏ sự ân hận về hành động của mình.
Đáng nói hơn, Trần Thành không phải là nghệ sĩ đầu tiên trở thành "cần câu like" của những anh hùng núp sau bàn phím này. Rất nhiều nghệ sĩ trước đó đã gặp phải những tình huống chẳng mấy dễ chịu đến từ những câu chuyện không đúng sự thật trên mạng xã hội.
Hành động của Trấn Thành nhận được sự ủng hộ của nhiều anh chị em nghệ sĩ và cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng thái độ cứng rắn của Trấn Thành góp phần vào việc cảnh cáo các đối tượng thêu dệt tin đồn về nghệ sĩ trên mạng xã hội.
Bỗng dưng bị bêu ảnh lên mạng xã hội Facebook để đòi nợ
Chị H. (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết mình không hề vay nợ ai nhưng vẫn bị đưa ảnh lên Facebook để đòi nợ khiến cuộc sống bị đảo lộn.
"Bữa trước, mẹ nuôi tôi có đăng một bài viết trên Facebook thì một người lạ vào bình luận. Người này được ảnh thông báo đòi nợ, trong đó có ảnh của tôi. Mẹ tôi thấy hết hồn, hỏi tôi sao dính đến dân xã hội đen để giờ bị đòi vậy. Tôi nói là không có mượn nợ, mẹ tôi gửi cái ảnh đòi nợ qua cho tôi xem" - chị H. kể lại.
Tấm ảnh có nội dung: "Truy tìm đối tượng lợi dụng lòng tin vay tiền trốn nợ. Mọi người lưu ý đề cao cảnh giác với đối tượng trên ảnh". Trên đó là năm bức ảnh rõ mặt in của năm người khác nhau cùng nội dung cảnh báo lừa đảo.
Tìm hiểu ra chị mới biết là một người quen của chị đã vay nợ 65 triệu đồng.
Chị H. cũng là 1 trong nhiều nạn nhân của hình thức đòi nợ khó hiểu này. Trước đó, không ít người bỗng dưng trở thành "kẻ trốn nợ" khi còn chẳng hiểu mình đã từng vay mượn ai, ở đâu.
Tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà người đăng thông tin trên Facebook bị xử phạt hành chính về hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân theo điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020.
Mức phạt tiền cho hành vi này là từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với cá nhân, còn với tổ chức thì mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Về trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của cá nhân có dấu hiệu của tội vu khống.
Những câu chuyện bịa đặt tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại lĩnh về hậu quả chua chát
Ngày 13-1-2020, Công an tỉnh Bình Dương cho hay đã tống đạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 12 triệu đồng đối với bà Đinh Thị Thu Yến (26 tuổi, quê Bình Phước, tạm trú tại phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) về hành vi đăng tải thông tin thất thiệt trên mạng xã hội gây hoang mang dư luận.
Thông tin trên đã thu hút rất nhiều lượt bình luật, like và chia sẻ. Trong đó, nhiều người bình luận với thái độ lo lắng, hoang mang. Thấy vậy, đến 21h30 cùng ngày, bà Yến đã gỡ bỏ bài viết trên.
Tại cơ quan công an, bà Yến khai đăng bài viết trên với mục đích lôi kéo cộng đồng mạng vào trang cá nhân của mình để bán hàng online. Đồng thời, người này cho biết đã nhận thức được việc làm sai trái của mình gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội.
Chơi dao có ngày đứt tay
Trong ma trận thông tin của mạng xã hội có vô số thông tin giả mạo, bịa đặt, vu khống... những tưởng là câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng lại đem lại vô vàn hậu quả.
Rất nhiều người đang hiểu sai rằng, trên môi trường ảo như MXH thì không phải chịu trách nhiệm về những phát ngôn, đưa tin của mình. Nhận thức ấy là không đúng. Ngay trong những ngày vừa qua, hàng loạt cá nhân, trong đó có cả các nghệ sĩ, ca sĩ đã bị xử lý về hành vi tán phát, phát ngôn không đúng về dịch Covid-19.
Khung hình phạt nhẹ nhất thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm theo điểm a khoản 1 Điều 156 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)...
Mức phạt tiền cho hành vi này là từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với cá nhân, còn với tổ chức thì mức phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Mạn Ngọc (T/H)