Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy!

(Tổ Quốc) - Tôi đã tập thói quen này suốt 3 năm nay, cứ mỗi lần ở khách sạn dù du lịch hay công tác, tôi cũng nhét hết chúng vào cặp rồi mang về dùng.
Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 1.

Thói quen lấy vài thứ khi ở khách sạn!?

Vì tính chất công việc nên bản thân tôi mỗi tháng đều phải đi công tác ít nhất 2 -3 lần, mỗi lần vài ngày, vài tuần, có khi kéo dài cả tháng. Nên so với người bình thường thì tôi cũng thuộc dạng bị bắt... phải ở khách sạn đến mức tần suất còn nhiều hơn ở nhà.

Nhưng 3 năm trước trong một chuyến công tác cùng với cậu đồng nghiệp người Nhật, khi đang loay hoay chuẩn bị làm thủ tục check out phòng thì tôi phát hiện anh ấy đang tất tả nhét một đống đồ có in logo của khách sạn mà bọn tôi đang ở vào trong chiếc vali nhỏ của mình. Cố quan sát một lúc thì tôi mới biết hóa ra đấy chính là mấy lọ sữa tắm, lotion, dầu gội và cả mấy tuýp kem đánh răng mà bọn tôi đã dùng trong suốt 6 ngày qua.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 2.


Thú thật lúc đó tôi vô cùng ngạc nhiên và có ý nghĩ không mấy tốt về anh đồng nghiệp này. Kiểu người gì đi làm lương tháng vài chục triệu mà đến mấy thứ cỏn con chả đáng giá gì cũng tiếc của hốt hết mang về. Đến cả chiếc bàn chải đánh răng khách sạn để sẵn trong phòng chưa kịp dùng anh cũng gom nốt.  

Tôi tặc lưỡi rồi nghĩ thầm hy vọng nhân viên dọn phòng đừng thấy chứ không là ê mặt cả lũ. 

Không ngờ 1 tháng sau tiếp tục cùng đi công tác, lần này chúng tôi ở một khách sạn khá nổi tiếng tại Hongkong và cũng thấy cậu đồng nghiệp vội vàng nhét một đống xà phòng, nước súc miệng, lotion xài dở mấy ngày nay vào vali y hệt lần trước, dù chúng tôi đã sắp muộn chuyến bay. Tôi tò mò cực độ và quyết định phải hỏi bằng được cậu ấy lý do...

Lấy những thứ-nên-lấy và đừng tội lỗi vì điều đó

Ngồi giữa bầu trời khi máy bay cất cánh chưa bao lâu, tôi quay sang hỏi cậu đồng nghiệp: "Sao lúc nãy trễ giờ rồi mà cậu còn cố tìm cách nhét mấy lọ sữa tắm, xà bông kia vào vali vậy?"

Anh chàng nghe xong mỉm cười rồi bảo: "Câu này nghe quen lắm. Đã từng có nhiều người cũng hỏi tôi giống như thế. Thậm chí lúc ở công ty cũ, nhiều đồng nghiệp cũng nghĩ tôi có thói keo kiệt vì ở khách sạn nào tôi cũng lôi một đống sữa tắm, xà bông,... về nhà. Cũng có người bảo tôi có sở thích sưu tầm gì đó, thậm chí nghĩ tôi ăn cắp vì họ không biết những thứ này hoàn toàn có thể được mang về". 

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 3.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 4.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 5.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 6.

Cậu người Nhật nói thêm, thông thường nếu xài không hết, khách sạn không thể lưu lại để khách sau dùng tiếp mà buộc phải vứt bỏ. Mỗi phòng từ 3 - 4 chai, mỗi ngày khách sạn có bao nhiêu lượt check out thì tính xem mỗi tháng, mỗi năm sẽ hoang phí bao nhiêu lọ sữa tắm, dầu gội, dầu xả, lotion rồi còn nước súc miệng, kem đánh răng,... Cho dù khách chỉ mới mở lọ để ngửi hoặc bóp ra dùng một lượng kem nhỏ như hạt đậu thì cũng tính là "hàng đã qua sử dụng" cần thay mới để đảm bảo an toàn cho khách tiếp theo nhận phòng. Nhất là vào thời điểm hậu dịch như thế này, các khách sạn sẽ cực kỳ thắt chặt các vật dụng, đồ đạc vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt hơn. Điều đó đồng nghĩa lượng rác thải cũng sẽ nhiều hơn nếu không có biện pháp tái chế.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 4.

Tuy nhiên không phải những thứ "tiện dụng" nào ở khách sạn cũng được lấy, nên ngoài xà phòng, sữa tắm,... bạn cần phải kiểm tra kỹ với nhân viên khách sạn nếu có ý định mang về.

Ở một số khách sạn 5 sao họ cùng dùng xà phòng đắt tiền từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 6.

Bánh xà phòng cũng là của Hermes mà xài mới có một chút rồi quăng thì đúng là vô cùng phí phạm nhỉ!?

"Nên lúc dọn đồ về, tôi sẽ soạn và xách toàn bộ những thứ mình đã bóc tem để về dùng tiếp hoặc phòng thân trong các chuyến công tác tiếp theo. Còn những chai nguyên vẹn, chưa được bóc thì tôi vẫn để lại chứ không tham mà vác về.

Cũng có người bảo rằng đó không phải trách nhiệm của mình tại sao tôi phải làm như thế thì tôi thấy câu đó có hơi thừa. Việc bảo vệ môi trường không phải riêng ai, cũng không thuộc về trách nhiệm của cá nhân nào. Thêm nữa những lọ xà phòng trong các khách sạn 5 sao như thế đều rất tốt, có nơi dùng cả nhãn hiệu đắt tiền và còn đã được tính vào trong tiền phí thuê phòng của mình thì lấy chúng về cũng là việc chẳng ai cấm được" - anh nói.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 10.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 7.

Trong khi chả ai biết, việc chúng ta tiếp tục sử dụng những lọ dầu gội, sữa tắm dang dở kia chính là một hành động bảo vệ môi trường rất lớn. Điều mà mỗi ngày có hàng nghìn khách sạn trên thế giới phải đau đầu nghĩ cách xem xử lý chúng như thế nào để vừa tiết kiệm kinh phí vừa không bị ô nhiễm môi trường.

Khi đồ dùng thừa thãi ở các khách sạn đã cứu hàng triệu đứa trẻ

Trong một số báo cáo gần đây về hiện trạng đồ dùng thừa thãi ở các khách sạn đưa ra môi trường ngày càng nhiều, giống như những gì cậu người Nhật đã chia sẻ. Trong đó bánh xà phòng và những chai dầu gội, kem đánh răng, sữa tắm dùng dở bị đưa thẳng ra các bãi phế thải đã góp phần không nhỏ vào vấn đề gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy mà rất nhiều chuyên gia, những nhà hoạt động môi trường cũng từng đưa ra lời khuyên rằng nếu được, chúng ta hãy mang những thứ này về nhà sử dụng tiếp hoặc tái chế nếu có thể.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 13.

Thích mang những món đồ này của khách sạn về nhà, cậu đồng nghiệp từng bị tôi bảo là keo kiệt, thích ăn cắp vặt lại có ngày khiến tôi phải học theo thói quen kỳ lạ ấy! - Ảnh 9.

Thậm chí một Tổ chức tình nguyện Clean the World (Vệ sinh Thế giới) đã đưa ra ý tưởng thu gom xà phòng bị bỏ lại tại các khách sạn về thanh trùng và tái chế để trao tặng cho những gia đình, em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. "Ý tưởng này được nghĩ ra sau một cuộc trò chuyện của tôi với cậu lễ tân, khi đó cậu chia sẻ khách sạn sẽ bỏ toàn bộ các món đồ dùng dở đó đi vì yêu cầu nghiêm ngặt trong ngành dịch vụ. Và thế là tôi đã đi thương lượng với vài khách sạn đầu tiên tại Florida mang bánh xà phòng về tái chế và tặng lại chúng cho người cần sử dụng" - Shawn Seipler, người sáng lập Clean the World cho biết.

Những bánh xà phòng sau khi được gom về sẽ được phân loại, thanh trùng, bào nhỏ và đun chảy tạo thành hình bánh mới.

Hiện đã có khoảng hơn 4.000 khách sạn tham gia chiến dịch này và nhờ đó mà có hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới đã được cứu khỏi bệnh tiêu chảy, thứ bệnh hoàn toàn có thể giết chết những đứa trẻ dưới 5 tuổi vì không được vệ sinh đầy đủ như rửa tay bằng xà phòng.

*Bài viết có sử dụng một số yếu tố từ góc nhìn cá nhân của nhân vật.

NM

Tin mới