Theo chân du học sinh 2K người Việt đi mua hàng thùng tại các shop thời trang Úc: Giá "đắt xắt miếng" vì quá nhiều đồ hiệu 

(Tổ Quốc) - Dù chỉ mới 20 tuổi nhưng cô nàng Yến Nga đã có kinh nghiệm đi mua hàng thùng ở khắp các chợ và shop cửa hàng tại Melbourne, Úc. Cùng lắng nghe những trải nghiệm mua hàng ở phương xa của cô nàng du học sinh này nhé.

Đã là phụ nữ, ai cũng sẽ có niềm đam mê với thời trang theo cách nhất định. Và Yến Nga (20 tuổi) cũng không phải là người ngoại lệ. Là một cựu học sinh chuyên anh THPT Phan Bội Châu, Hà Nội sau khi sang Melbourne, Úc du học thì Yến Nga lại có cho mình nhiều cơ hội khám phá thời trang ở nước bạn hơn, nhất là các món hàng thùng vốn được cô nàng mê tít.

"Ở Melbourne, Úc có rất nhiều cửa hàng vintage, antique và secondhand. Đây cũng được coi như một nét văn hóa của người dân. Mọi người thường quan tâm tới môi trường, cộng đồng nên việc tái sử dụng đồ cũ rất được ủng hộ. Bên cạnh đó, theo mình nhận thấy đồ hàng thùng của Úc có kiểu dáng và chất lượng đặc biệt tốt và phong phú. Cộng thêm bản thân cũng yêu thích thời trang và đồ trang trí nên đây chính là cơ hội tốt để thỏa mãn niềm đam mê của mình", Yến Nga chia sẻ.

Theo chân du học sinh 2K người Việt đi mua hàng thùng tại các shop thời trang Úc: Giá

Yến Nga, 20 tuổi hiện đang là du học sinh tại Melbourne, Úc.

Cũng giống với nhiều người đam mê hàng thùng, Yến Nga thích sự độc đáo trong chất liệu, màu sắc và kiểu dáng của các loại quần áo này. Chưa kể việc tái sử dụng đồ cũ cũng là một nét văn hóa cần được khuyến khích để bảo vệ môi trường cũng như ủng hộ cộng đồng nên cô nàng chưa bao giờ ngại bỏ thời gian và công sức của mình để đi tìm và mua những bộ quần áo ưng ý.

Hàng thùng ở Úc có gì, phải mua ở đâu?

Ở Melbourne, Úc sẽ có rất nhiều cửa hàng “Opshop" bán hàng thùng. Các cửa hàng này sẽ bán theo ba dạng. 

- Một là recycle boutique theo dạng ký gửi, khi mọi người đem gửi những món đồ mình không mặc nữa và cửa hàng sẽ trưng bày và bán cho người khác. 

- Thứ hai là “lost and found" nơi có rất nhiều những gian hàng bán hàng thùng cả quần áo, nội thất cũng như đồ trang trí. 

- Ngoài ra là các app bán đồ cũ online nên nhìn chung nguồn hàng ở đây sẽ khá dồi dào.

Theo chân du học sinh 2K người Việt đi mua hàng thùng tại các shop thời trang Úc: Giá

(Hình minh họa).

Tại Úc, muốn mua hàng thùng trong tuần sẽ thường phải đến các shop là chủ yếu. Còn chợ sẽ chỉ họp vào những ngày chủ nhật như chợ Fitzroy Market và Camberwell Sunday Market. Các chợ này cũng có rất nhiều đồ phong phú và bạn có thể mua cả hàng thiết kế với giá cực phải chăng. Nhưng vì chỉ họp 1 tuần một lần nên để cứ rảnh lại chạy đi "soi hàng" như Yến Nga thì tới các shop vẫn là lựa chọn chiếm số lượng nhiều hơn.

Tại các chợ và shop hay app bán hàng thùng đều sẽ rất đa dạng từ quần áo, đồ dùng nội thất, đồ decor, sách, đĩa, máy móc,... bất cứ mặt hàng nào bạn cần thì đều sẽ có bán.

Đồ đẹp, thương hiệu đấy nhưng giá sẽ liệt vào hàng "chát"

Theo chân du học sinh 2K người Việt đi mua hàng thùng tại các shop thời trang Úc: Giá

(Hình minh họa).

"Mình thấy ở đây có rất nhiều đồ có thương hiệu. Chính vì thế, việc mua sắm sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Tuy nhiên, vì là đồ hiệu nên giá thành cũng sẽ cao hơn. Nếu so sánh với chợ hàng thùng ở Việt Nam mình thấy đắt hơn nhiều. 

Những món quần áo hay decor có giá trải dài từ 10 đô (hơn 200.000 đồng) cho một món cho tới vài trăm thậm chí cả ngàn đô la (vài chục triệu đồng). Nếu mua ở các shop giá cả đã được niêm yết sẵn và bạn sẽ không thể mặc cả. Nhưng nếu mua ở chợ có thể thương lượng một chút với người bán nhưng mức giảm sẽ không nhiều", Yến Nga cho biết.

Mua hàng thùng dù ở đâu đi chăng nữa kinh nghiệm dắt túi mà cô nàng gửi gắm cũng là cần xem xét cẩn thận nhãn hiệu, chất liệu và chất lượng sản phẩm trước khi mua. 

Để chọn được những món đồ ưng ý, Yến Nga phải thật sự tinh ý và không ham rẻ. "Việc kiểm tra nhãn mác, chất liệu và soi thật kỹ các lỗi luôn là thao tác bắt buộc khi chọn đồ. Ngoài ra, nếu có cơ hội thì cũng nên thử và nên mường tượng ra cách mình phối với những item mình đã có ở nhà sẽ tránh được cảnh mua về mà vứt xó không sử dụng tới".

Theo chân du học sinh 2K người Việt đi mua hàng thùng tại các shop thời trang Úc: Giá

Đồ si ở Úc có nhiều brand trong và ngoài nước nên có thể chọn dễ dàng hơn. Ngoài những cái tên quen thuộc như Ralphn Lauren, Valentino, Calvin Klein, Kate Spade,... còn nhiều hàng designers cao cấp nhưng cần phải có kiến thức và cần tìm những cửa hàng uy tín.

Tuy nhiên có rất nhiều điều bạn sẽ yên tâm khi mua sắm ở Úc là mọi thứ rất rõ ràng và dễ dàng. Người bán hàng rất thật nên sẽ không có nhiều xung đột hay vấn đề to tát xảy ra khi mua sắm. Bạn chỉ nên lưu tâm khi mua sắm ở đây là phải đến sớm để chọn được những món đồ đẹp. 

Một số kinh nghiệm và bí kíp mua đồ si của Yến Nga ở Úc:

- Nên chuẩn bị tiền nhiều hơn vì đồ si ở Úc có nhiều brand trong và ngoài nước nên có thể chọn được dễ dàng hơn nhưng giá cả cũng đắt hơn.

- Muốn mua đồ designers cao cấp cần phải có kiến thức và cần tìm những cửa hàng uy tín.

- Lựa thì có thể nhiều nhưng cân nhắc trước khi mua, tốt nhất là nên biết sẽ mix&match đồ như thế nào với những món đồ mình đã có.

- Địa chỉ: Mua trực tiếp tại các vintage shop, 2hand shop và flea market. Ngoài ra còn các app bán đồ cũ online.

Ảnh: NVCC

NH

Tin mới