Thấy cháu bị chướng bụng, bà nội liền thoa thứ này, mẹ kịp thời ngăn cản đã cứu được tính mạng con mình

(Tổ Quốc) - Thấy cháu bị chướng bụng, bà nội liền thoa thứ này, mẹ kịp thời ngăn cản đã cứu được tính mạng con mình

Một bà mẹ bỉm sữa Đài Loan chia sẻ một tình huống mình vừa trải qua trên MXH rằng, mẹ chồng thấy cháu trai bị chướng bụng nên định sử dụng Mentholatum (dầu cù là) xoa và massage. May mắn thay, cô đã nhìn thấy ý định của mẹ chồng nên đã kịp thời ngăn cản, nếu không tính mạng đứa trẻ đã bị đe doạ.

Dầu cù là hay dầu cao là một loại cao bôi ngoài da dạng sệt có tác dụng làm nóng, chữa cảm cúm và phòng một số bệnh nhẹ thông thường và thường được đóng trong các hộp nhỏ bằng kim loại hoặc thủy tinh. Hai thành phần thường gặp nhất trong dầu cù là là menthol và methy salicylate (hai chất này có trong tinh dầu bạc hà).

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nhi Nghiêm Tuấn Vũ (Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Bắc, Đài Loan) đã có một bài đăng trên Facebook nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng: "Không được tuỳ tiện dùng dầu gió có chứa tinh dầu bạc hà hoặc long não cho trẻ dưới 2 tuổi. Nếu vô tình hít hoặc ăn phải, có thể gây ra các triệu chứng như động kinh, thậm chí là tử vong".

Thấy con chướng bụng, bà nội liền thoa thứ này, mẹ kịp thời ngăn cản đã cứu được tính mạng con mình - Ảnh 1.

Không được tùy tiện thoa dầu gió khi thấy trẻ chướng bụng. (Ảnh minh họa)

Đối với người lớn, họ thường sử dụng dầu gió hoặc sản phẩm có chứa tinh dầu bạc hà để làm giảm các triệu chứng khó chịu hoặc đầy hơi. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, nếu tùy tiện sử dụng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tinh dầu bạc hà (menthol) có tác dụng chống ngứa, giảm đau và chống ho, lượng dùng hằng ngày có thể chấp nhận được là 4mg/kg. Nếu dùng quá liều lượng, đặc biệt là uống hoặc bôi vào mũi, mặt, ngực, có thể gây động kinh, rối loạn ý thức hoặc ức chế hô hấp đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bác sĩ Nghiêm chỉ ra rằng, khi trẻ sơ sinh sử dụng dầu gió, đặc biệt là trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD, nó sẽ gây vàng da cùng một số phản ứng bất lợi khác như viêm da, trào ngược dạ dày, buồn nôn và nôn.

Đối với long não (Camphor), bác sĩ Nghiêm cho biết, nó sẽ được hấp thụ qua da và gây độc, hít phải hoặc ăn vào sẽ độc hơn, gây nguy cơ tử vong cao. Do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng, hàm lượng long não của thuốc không được vượt quá 11%, nhưngt heo tiêu chuẩn này, ngộ độc long não vẫn có thể xảy ra, khuyến cáo rằng trẻ em nên tránh sử dụng càng nhiều càng tốt.

Thấy con chướng bụng, bà nội liền thoa thứ này, mẹ kịp thời ngăn cản đã cứu được tính mạng con mình - Ảnh 2.

Bác sĩ Nghiêm cho biết, lượng long não có thể dung nạp hằng ngày là 2mg / kg. Nếu liều lượng ăn vào lớn hơn 10mg / kg, sẽ kích ứng đường tiêu hóa và suy nhược hệ thống trung ương. Nếu liều lượng lớn hơn 30mg / kg, có thể gây động kinh trong thời gian ngắn.

Các triệu chứng y tế, bao gồm co giật, lú lẫn hoặc ảo giác, co giật có thể xảy ra trong vòng 90 phút. Vì vậy, không được sử dụng tinh dầu bạc hà hoặc long não cho phụ nữ có thai và cho con bú, người có tiền sử bị chuột rút, trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Đặc biệt, người mắc các bệnh về gan, túi mật, bị viêm loét dạ dày, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên tránh xa.

Bác sĩ Nghiêm đã liệt kê các sản phẩm thường được sử dụng có chứa tinh dầu bạc hà hoặc long não bao gồm mentholatum, các loại dầu gió, dầu xanh, miếng dán hạ sốt… Đồng thời, bác sĩ cũng cho biết thêm, các vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh như đầy hơi hoặc chướng bụng, nguyên nhân có thể là do bệnh lý vùng bụng, giảm nhu động đường tiêu hóa…, không được tuỳ tiện sử dụng các sản phẩm dành cho người lớn.

PHAN HIỀN

Tin mới