Thành Phố Cà Phê – Đô thị vàng của thủ phủ nông sản tỉ đô

(Tổ Quốc) - Thành phố Cà phê – dự án do Tập đoàn Trung Nguyên Legend đầu tư xây dựng, được các chuyên gia địa ốc uy tín nhận định sẽ trở thành "khu đô thị vàng của thủ phủ nông sản tỉ đô". Đây là dự án có đầy đủ điều kiện của một dự án bất động sản sinh thái – văn hóa đang là xu thế phát triển trên toàn cầu.

Cửa ngõ kết nối Tây Nguyên với cả nước và quốc tế

Thành Phố Cà Phê – Đô thị vàng của thủ phủ nông sản tỉ đô - Ảnh 1.

Tổng quan dự án Thành phố Cà phê

Theo thông tin từ Trung Nguyên Legend, dự án Thành phố Cà phê có quy mô 45.45ha, tọa lạc ngay trên tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu thuộc trung tâm Buôn Ma Thuột. Đây cũng chính là tuyến đường huyết mạch nối liền thủ phủ cà phê với cửa ngõ của thế giới.

Tây Nguyên với 5 tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum với khí hậu ôn hòa, đất đỏ bazan trù phú và văn hóa vùng vô cùng đặc sắc, đa dạng, mang bản sắc riêng. Vùng đất huyền thoại, hiển linh nơi đây từng được các quan chức Pháp, vua Bảo Đại chọn để xây dựng nơi nghỉ dưỡng. 

Riêng tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk có tới hai biệt điện chỉ để phục vụ cho việc nghỉ dưỡng và thú chơi săn bắn của gia đình hoàng gia. 

Với địa hình đồi núi có nguồn đất bazan được hình thành từ 160 triệu năm và thiên nhiên ưu ái ban tặng nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ và độc đáo, riêng biệt không thể so sánh. 

Khi tất cả các đô thị lớn tại Việt Nam đều cảnh báo không khí bị ô nhiễm bởi bụi mịn, gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng thì Tây Nguyên huyền thoại vẫn còn giữ được sự trong lành, tinh khiết với chỉ số ô nhiễm không khí gần như bằng 0. 

Đây chính là điều kiện quan trọng của một dự án bất động sản sinh thái, văn hóa đang là xu thế phát triển trên toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia phát triển như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước Bắc Âu…

Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk là tọa độ giao nhau giữa quốc lộ 14 (nối thành phố Pleiku, Gia Lai và Kon Tum), quốc lộ 26 (nối thành phố biển Nha Trang – Khánh Hòa), quốc lộ 27 (nối thành phố ngàn hoa Đà Lạt– Lâm Đồng). Nhờ vị trí đặc biệt này nên nơi đây trở thành trung tâm kết nối của 5 tỉnh Tây Nguyên với khu vực duyên hải miền Trung, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. 

Nằm trong trung tâm thủ phủ cà phê, từ Thành Phố Cà phê chỉ mất 15 phút để kết nối với sân bay, trung tâm hành chính tỉnh Đắk Lắk, các khu du lịch, trung tâm thương mại, bến xe… 

Ngoài việc kết nối nội vùng, các thành phố khu vực lân cận dễ dàng thuận lợi, việc kết nối giữa dự án Thành phố Cà phê với các thành phố, trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng… cũng vô cùng nhanh chóng, chỉ từ 30 phút di chuyển bằng đường hàng không.

Thành Phố Cà Phê – Đô thị vàng của thủ phủ nông sản tỉ đô - Ảnh 2.

Thành phố Cà phê được định vị là nơi tiên phong kiến tạo thú chơi thượng lưu.

Không chỉ vậy, Đắk Lắk có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia - tỉnh nằm trong Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và được định hướng để trở thành một cực phát triển của khu vực. 

Nhiều dự án hạ tầng giao thông đã được Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như: xây dựng đường cao tốc Đắk Lắk - Khánh Hòa (1); nâng cấp mở rộng quốc lộ 27 sẽ được hoàn thành trong năm 2021 (2); và được Chính phủ ủng hộ xây dựng trục đường sắt Tây Nguyên qua địa bàn: Đà Nẵng - Kon Tum - Đắk Lắk - Bình Phước và tuyến nhánh Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa (3); và dự án phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành Cảng hàng không quốc tế đã được phê duyệt năm 2019 (4); dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cửa khẩu Đắk Ruê giai đoạn 2020-2025 (5).

Với vị thế tự nhiên thuận lợi, nằm ở vị trí đắc địa, nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp, Thành phố Cà phê được các chuyên gia địa ốc uy tín nhận định sẽ trở thành "khu đô thị vàng của thủ phủ nông sản tỉ đô". Đây là dự án có đầy đủ điều kiện của một dự án bất động sản sinh thái – văn hóa đang là xu thế phát triển trên toàn cầu.

Trung tâm huyết mạch của thủ phủ nông sản tỉ đô

Thành Phố Cà Phê – Đô thị vàng của thủ phủ nông sản tỉ đô - Ảnh 3.

Bảo tàng thế giới Cà phê – một công trình kiến trúc độc bản trong khuôn viên dự án Thành phố Cà phê.

Năm 2020, giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt trên 41 tỉ USD, tăng 2,5% so với năm 2019 (6) có đóng góp quan trọng bậc nhất vào tăng trưởng GDP quốc gia dù đại dịch covid-19 đã gây suy thoái nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. 

Khi cả nhân loại đều quan tâm tới các biện pháp bảo vệ, nâng cao sức khỏe trước đại dịch còn diễn biến phức tạp, nông nghiệp sẽ trở thành một ngành quan trọng, mang lại sự ổn định cao cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó có sự đóng góp lớn của thủ phủ Tây Nguyên.

Với diện tích đất đỏ bazan chiếm đến 60% đất bazan cả nước, được hình thành từ hơn 160 triệu năm trước bởi núi lửa phun trào rất màu mỡ, trú phú nên Tây Nguyên là vùng đất tốt nhất Việt Nam thích hợp để phát triển nông sản. Riêng tỉnh Đắk Lắk, giá trị nông sản năm 2020 ước tính đạt 22.3 nghìn tỉ đồng, tăng 45,9% trong vòng 5 năm (7).

Các loại nông sản có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cacao, điều, hồ tiêu, cao su… được quy hoạch dài hạn giúp Tây Nguyên từng bước phát triển vượt bậc về kinh tế. Với sản lượng cà phê chiếm trên 90% cả nước, nơi đây đã giúp Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất nhì thế giới, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên khoảng 3 tỉ USD/năm (8). 

Tuy nhiên đây chỉ là giá trị xuất thô, chiếm chưa tới 10% giá trị chuỗi ngành cà phê toàn cầu. Theo tầm nhìn của Trung Nguyên Legend – Tập đoàn cà phê số 1 Việt Nam, giá trị ngành cà phê Việt Nam có thể đạt tới 20 tỉ UDS nếu chúng ta làm được một chiến lược đúng cho ngành.

Với tất cả lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt trong ngành nông sản Thành phố Cà phê được nhận định sẽ trở thành "đô thị vàng của thủ phủ nông sản tỉ đô".

Thanh Xuân

Tin mới