Tháng 4 là lúc dâu tằm bổ hơn cả nhân sâm, làm thành 3 món này vừa đơn giản vừa thu được nhiều lợi ích cho sức khỏe!

(Tổ Quốc) - Là loại quả bình thường nhưng được mệnh danh là "thánh quả nhân gian" có hương vị và dinh dưỡng tuyệt vời.

Dâu tằm là loại quả dân dã có ở khắp các miền quê. Mặc dù không phải loại quả hiếm và đắt đỏ, nhưng dâu tằm có chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Chẳng hạn, dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe làn da, giúp đen tóc, bồi bổ gan thận, thúc đẩy tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch.

Vị dâu tằm chua ngọt. Các chất chua trong dâu có thể giúp phân hủy nhanh chóng thức ăn trong dạ dày. Bởi vậy, dâu tằm cũng có tác dụng trợ giúp tiêu hóa. Đặc biệt, chị em phụ nữ bị chân tay lạnh, âm huyết không đủ có thể bổ sung dâu tằm vào chế độ ăn hàng ngày. Dâu tằm chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, axit amin và các chất khác, có tác dụng làm đẹp và chống lão hóa. Đây là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng rất toàn diện.

Ngoài việc ăn trực tiếp, dâu tằm có thể được chế biến thành nhiều món ngon. Chẳng hạn như làm mứt, ủ rượu hoặc pha trà.

Các món ngon từ dâu tằm

1

Mứt dâu tằm

Chuẩn bị một chậu nước sạch, đổ vào 1 thìa muối, 1 thìa bột mì. Khuấy đều. Cho dâu tằm vào, đảo một lúc sau đó ngâm trong khoảng 10 phút.

Rửa lại dâu với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Vớt ra, để ráo nước. Cho dâu vào nồi sạch, đổ đường phèn hoặc đường cát trắng vào. Cho nước cốt chanh vào nồi. Ướp trong khoảng 30 phút. 

mứt dâu tằm

Sau khi ướp, sẽ có một chút nước cốt. Lúc này, bạn bật bếp lửa nhỏ và khuấy đều liên tục.

Khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Sau khi sôi, chuyển sang lửa nhỏ và khuấy thêm khoảng 15 phút. Nếu có bọt, dùng dụng cụ hớt bọt bỏ đi. 

Sau khi mứt sánh lại thì tắt bếp. Cho mứt vào lọ. Đậy nắp kín lại và úp ngược xuống cho đến khi mứt nguội. Mứt dâu tằm có thể bảo quản được lâu và dùng bất cứ lúc nào, rất tiện lợi. Mang mứt dâu ra ăn cùng bánh mì, trang trí, trộn salad hoặc pha nước dâu đều được.

mứt dâu tằm

2

Cháo vừng dâu tằm

Nhặt bỏ tạp chất trong dâu, rửa sạch. Vừng đen và gạo vo sạch và để riêng. Cho một lượng nước thích hợp vào nồi, thêm dâu, vừng đen và gạo tẻ nấu thành cháo. Sau khi cháo chín thì cho một lượng đường thích hợp tùy theo khẩu vị cá nhân.

Cháo vừng dâu tằm có thể ăn thường xuyên. Món cháo vừng nấu với dâu tằm có tác dụng dưỡng âm bổ huyết, dưỡng gan dạ dày, bổ tỳ ích thận. Ngoài ra, loại cháo này cũng dùng được cho người bệnh mỡ máu, tăng huyết áp (không nên cho đường trong trường hợp này).

cháo vừng dâu tằm

3

Ủ rượu dâu tằm

Khi làm rượu dâu tằm, bạn cần chọn loại rượu được làm từ các loại ngũ cốc nguyên chất, độ cồn có thể cao hơn 50 độ. Lượng rượu và dâu tỉ lệ 1:3 là hợp nhất. Tức là 1 dâu 3 rượu. 

Rửa sạch dâu tằm. Sau khi rửa sạch, phơi cho ráo hết nước. Cho dâu tằm vào hũ thủy tinh to đã trụng sạch. Sau đó, thêm lượng đường phèn thích hợp. Có thể điều chỉnh theo khẩu vị riêng của mỗi người. Nếu không thích rượu có vị ngọt thì có thể bỏ qua đường phèn. Cho rượu vào theo tỷ lệ. Đậy kín nắp và để nơi khô ráo, thoáng mát khoảng 2 tháng. 

Khi uống có thể lọc bã để riêng.

Tháng 4 là lúc dâu tằm bổ hơn cả nhân sâm, cách ăn như nào để thu được nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe - Ảnh 7.

Chúc các bạn thực hiện thành công những món ngon từ dâu tằm này nhé!

Xoài

Tin mới