Thảm án "vòng cẩm thạch" kì cuối: Giấc mộng "thiên di" đánh cược bằng mạng sống, có nạn nhân cho tới bây giờ vẫn không xác định được danh tính

(Tổ Quốc) - "Ở Cù Lao Dung, người dân phát quang rừng rậm, đào đất ven sông Hậu cũng thường gặp xương người. Không biết nạn nhân là ai, ở đâu, có liên quan gì đến những trường hợp đi vượt biên hay không. Điều này vẫn còn là điều bí ẩn".

Hơn 1/3 thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày vụ án giết người hàng loạt ở 1 vùng quê hẻo lánh gây chấn động cả nước. Vụ thảm sát đau thương và toàn bộ quá trình điều tra của Ty công an tỉnh Hậu Giang năm đó cũng khiến người đời phải nể phục.

Nhóm những kẻ sát nhân hoạt động có tổ chức, thủ đoạn ra tay tinh vi, hơn nữa, trong số chúng còn có kẻ am hiểu về luật pháp đã có tình "bài binh bố trận" hòng tìm cách qua mắt cơ quan chức năng.

Vụ án dường như trở thành 1 bài toán không có lời giải khi nạn nhân không phải người địa phương, hơn nữa, họ lại là những người có ý định vượt biên, càng khiến cho việc truy tìm danh tính nạn nhân càng trở nên khó khăn.

Cuộc nhậu rùng rợn của những kẻ thủ ác

Trong quá trình điều tra, những kẻ thủ ác đã khai nhận, trước đó ít ngày, nhóm người có ý định vượt biên đã liên hệ với tên Hải và được hắn hứa hẹn sẽ đưa đến Đại Ân chờ cơ hội lên tàu lớn để trốn ra nước ngoài.

Sau khi đón được các nạn nhân, buổi tối hôm đó, chúng đã tổ chức 1 bữa nhậu tại nhà Huỳnh Văn Hải để bàn kế hoạch giết người, cướp tài sản và thủ tiêu xác chết.

Tối đến, các nạn nhân được đưa từ nhà ra kênh để để đi xuồng ra Rạch Sậy theo đúng kế hoạch, các nạn nhân được chia thành từng nhóm nhỏ để nhóm sát nhân có thể tiện bề ra tay.

Sau khi đưa từng tốp nạn nhân đến Rạch Sậy, các đối tượng đưa từng người một lên bờ và dùng chính mái chèo tấn công nạn nhân từ phía sau đầu khiến họ không thể phản kháng, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tử vong của các nạn nhân.

Thảm án

Cứ như vậy, toàn bộ nạn nhân bị chúng dùng cùng 1 cách thức để giết hại rồi đào hố phi tang xác chết ngay tại chỗ. Chỉ riêng 1 nạn nhân nữ khi có ý định phản kháng đã bị chúng dùng dây leo cóc kèn mọc trong rừng dừa nước siết cổ. Mỗi tốp người vừa chạm chân đến Rạch Sậy bị chúng sát hại sẽ được chôn chung trong 1 cái hố. Chính vì vậy, khi tiếp cận được hiện trường, các thành viên trong ban chuyên án cứ lần lượt tìm được nhiều hố chôn xác người rải rác trong rừng dừa nước.

Rạch Sậy nói riêng và toàn bộ Cù Lao Dung hơn 30 năm trước đây vốn đã hoang sơ và tiêu điều, để tiếp cận được khu vực này đã tốn không ít thời gian và công sức, địa hình hiểm trở phức tạp khiến ít người muốn qua lại nên vô cùng thưa thớt thậm chí chẳng có nổi bóng người. Đây thực sự là 1 địa điểm thuận lợi để những kẻ táng tận lương tâm thực hiện hành vi man rợ của mình.

9 mạng người bị giết hại 1 cách dã man, lạnh lùng và bị chôn tạm bợ dưới lớp bùn đất hòng phi tang xác chết chỉ để cướp tài sản. Lời khai của Trần Bá Thọ cũng là những chi tiết cuối cùng giúp ban chuyên án kết thúc quá trình điều tra vụ thảm án năm đó. 

Giấc mộng thiên di đánh cược bằng chính mạng sống

Hồ sơ vụ án Trương Tuấn Kiệt giết người cướp của lưu tại Công an tỉnh Sóc Trăng có ghi rõ danh tính của 9 nạn nhân, quê ở TP HCM và Trà Vinh muốn vượt biên vào năm 1986, trong đó có bé gái 4 tuổi và một phụ nữ mang thai.

5 nạn nhân ở tỉnh Cửu Long tức Trà Vinh ngày nay, 1 người ở TP.HCM và 3 người cho đến nay vẫn chưa rõ thông tin chính xác.

Thảm án

Những năm đầu sau giải phóng, cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả, có thể cũng vì lẽ đó con người ta mưu cầu 1 cuộc sống viên mãn hơn, sung sướng hơn. Cù Lao Dung thuận tiện cho việc vượt biên bằng đường biển đến nhiều Quốc gia lân cận cũng trở thành điểm nóng vấn nạn vượt biên trái phép.

Giấc mộng thiên di tìm cuộc sống mới nơi "trời Tây" tưởng chừng như trải thảm hồng đó đã khiến họ bất chấp nguy hiểm đặt niềm tin vào những kẻ móc nối đưa người vượt biên trái phép. Thế rồi không ít người, cũng như 9 nạn nhân nói trên phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Thảm án

Hơn 30 năm đã trôi qua, thế nhưng Rạch Sậy - Đại Ân I - Cù Lao Dung năm đó vẫn là 1 vùng đất hoang sơ tiêu điều, thưa thớt người dân sinh sống. Vùng đất này vốn không thuận lợi cho việc canh tác và phần nào đó trong kí ức của cả 1 thế hệ người dân nơi đây vẫn không thể quên được vụ thảm án 9 mạng người năm đó.

Gần một năm từ ngày xảy ra vụ thảm sát ở Rạch Sậy, TAND tỉnh Hậu Giang (cũ) mở phiên xét xử lưu động tại rạp hát Hòa An ở thị xã Sóc Trăng, nay là TP Sóc Trăng. Hơn một nghìn người đến xem xử.

Luật sư Nguyễn Trường Thành, Trưởng văn phòng Luật sư Vạn Lý (TP Cần Thơ) cho biết, bản án sơ thẩm năm đó tuyên tử hình đối với 4 người.

Cựu thượng tá công an Nguyễn Minh Lượm (nguyên Phó Công an huyện Long Phú) kể lại rằng mỗi khi nhắc đến điểm nóng vượt biên trái phép Cù Lao Dung những năm tháng đó.

"Ở Cù Lao Dung, người dân phát quang rừng rậm, đào đất ven sông Hậu cũng thường gặp xương người. Không biết nạn nhân là ai, ở đâu, có liên quan gì đến những trường hợp đi vượt biên hay không. Điều này vẫn còn là điều bí ẩn".

Vào 1 đêm đông trăng sáng 17 năm về trước, nhóm công nhân nhận thi công công trình vốn là bãi đất hoang bỏ không đã nhiều năm. Lễ động thổ ngày hôm đó cứ xuất hiện những việc lạ lùng khó giải thích, tất cả dường như báo hiệu sự việc động trời nào đó. Thế rồi 1 chiếc chăn hoa cũ mèm được đào lên, bao bọc bên trong là... 1 bộ xương người. Từ đó bí mật được tỉ mỉ che đậy suốt 14 năm dần bại lộ.

Đón đọc "Vụ án bộ xương trong chiếc chăn hoa - Bí ẩn chôn vùi 14 năm ở Nghệ An".

Mạn Ngọc

Tin mới